Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Rối loạn phân ly tập thể: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị

Ngày 01/07/2023
Kích thước chữ

Rối loạn phân ly tập thể được đặc trưng bởi các triệu chứng bệnh thực thể gợi ý. Tuy nhiên, người ta không tìm thấy nguyên nhân do môi trường và cũng chưa có bằng chứng lâm sàng hay cận lâm sàng của bệnh. Bệnh lý này thường xảy ra trong một nhóm người có cùng niềm tin về các triệu chứng đó.

Rối loạn phân ly tập thể thuộc nhóm các bệnh lý tâm thần với tỷ lệ mắc bệnh chiếm khoảng 0.3 - 0.5% dân số. Bệnh lý này thường sẽ khởi phát từ một sự kiện căng thẳng và thường xảy ra ở người trẻ, đặc biệt là ở nữ giới. Các triệu chứng lâm sàng của bệnh thường rất đa dạng và phong phú, thậm chí còn không rõ nguyên nhân. Điều này cũng gây không ít khó khăn trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh.

Rối loạn phân ly tập thể là gì?

Rối loạn phân ly còn được gọi là rối loạn thần kinh chức năng hoặc hysteria, là một chứng rối loạn tâm thần liên quan đến sự mất kết nối và gián đoạn giữa suy nghĩ, ký ức, môi trường xung quanh, hành động và đặc tính cá nhân. Những người bị rối loạn phân ly trải qua những trạng thái không tự chủ, có thể gây hại cho sức khỏe và ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày.

Rối loạn phân ly tập thể: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị 3
Rối loạn phân ly sẽ khởi phát từ một sự kiện căng thẳng và thường xảy ra ở người trẻ

Rối loạn phân ly thường phát triển như một phản ứng sau chấn thương và sự lưu giữ của những ký ức khó khăn. Triệu chứng của bệnh có thể biến đổi từ mất trí nhớ đến những biểu hiện thay đổi đột ngột. Các triệu chứng này thường phụ thuộc vào từng loại rối loạn phân ly cụ thể. Trạng thái căng thẳng kéo dài có thể làm cho các triệu chứng trở nên nặng hơn và rõ ràng hơn.

Dấu hiệu của rối loạn phân ly tập thể

Các triệu chứng của rối loạn phân lý thường rất đa dạng. Các bác sĩ cho rằng, tùy vào từng bệnh nhân sẽ có các dấu hiệu của rối loạn phân ly khác nhau. Một số triệu chứng phổ biến thường gặp như:

  • Triệu chứng về thể chất: Những triệu chứng thể hiện ở cơ thể bao gồm co cụt, run rẩy, co giật, đau đớn không rõ nguyên nhân, mất cảm giác hoặc tê liệt trong một phần cơ thể, khó thở, rối loạn tiêu hóa, rối loạn hành vi, tim đập nhanh, hệ miễn dịch suy yếu.
  • Triệu chứng về tâm lý: Căng thẳng, lo lắng, hay hoảng loạn khóc thét, cảm giác tuyệt vọng, tự ti, mất niềm tin vào người khác. Luôn cảm thấy bất an, dễ kích động, nổi nóng, rối loạn tâm trạng, khó kiểm soát cảm xúc và tự cô lập, có cảm giác bị bỏ rơi. Hành động kỳ lạ và không đồng nhất, sự giả vờ hay chứng tỏ sự "mất trí", mất khả năng giao tiếp hoặc phản ứng quá mức với các tình huống bình thường.
  • Triệu chứng hình ảnh: Đây là sự xuất hiện của các triệu chứng về thị giác hoặc thính giác mà không có cơ sở vật lý, chẳng hạn như thấy các hình ảnh kỳ lạ, nghe tiếng nói hoặc tiếng ồn không tồn tại.
Rối loạn phân ly tập thể: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị 2
Các triệu chứng của rối loạn phân ly tập thể thường dễ thành dây chuyền

Các triệu chứng của rối loạn phân ly tập thể thường dễ thành dây chuyền khi những người này có tính cách dễ ám thị khi ở gần nhau. Chỉ cần một người có biểu hiện của cơn phân ly thì những người khác cũng có thể bị theo. Chẳng hạn như một người khóc thì những người kia cũng sẽ khóc, một người co giật thì những người kia nhìn thấy cũng sẽ bị co giật theo...

Nguyên nhân dẫn đến chứng rối loạn phân ly

Nguyên nhân chính của các rối loạn phân ly không được xác định chính xác, nhưng có một số yếu tố được cho là có liên quan. Dưới đây là một số nguyên nhân chủ yếu được đề xuất:

Sang chấn tâm thần

Áp lực tâm lý lớn có thể làm mất cân bằng trong khả năng xử lý cảm xúc và tạo ra rối loạn phân ly. Các sự kiện như bạo lực gia đình, lạm dụng, tai nạn hoặc chiến tranh có thể góp phần vào sự phát triển của rối loạn phân ly.

Môi trường gia đình

Môi trường gia đình không ổn định, xung đột hoặc có sự thiếu hụt về tình yêu thương và chăm sóc có thể góp phần vào sự hình thành của rối loạn phân ly. Sự xáo trộn và bất ổn trong gia đình có thể ảnh hưởng đến tâm lý của cá nhân.

Di truyền

Một số nghiên cứu cho thấy rằng có một yếu tố di truyền trong rối loạn phân ly. Có một khả năng gia đình có thành viên bị rối loạn phân ly sẽ có nguy cơ cao hơn để phát triển rối loạn này.

Các yếu tố văn hóa và xã hội

Một số yếu tố văn hóa và xã hội có thể ảnh hưởng đến tâm lý và gây ra bệnh rối loạn phân ly. Chẳng hạn như áp lực về vai trò xã hội, tiêu chuẩn xã hội có thể tác động đến cách cá nhân xử lý cảm xúc và xây dựng bản thân.

roi-loan-phan-ly-tap-the-dau-hieu-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri-4.jpg
Các yếu tố văn hóa và xã hội có thể gây áp lực tâm lý và gây ra bệnh rối loạn phân ly

Các yếu tố tâm lý

Các vấn đề tâm lý khác nhau như rối loạn lo âu, rối loạn tâm lý, rối loạn giấc ngủ và rối loạn tâm lý khác cũng có thể góp phần vào phát triển rối loạn phân ly.

Chẩn đoán và điều trị rối loạn phân ly tập thể

Để điều trị rối loạn phân ly tập thể, cần phải kết hợp các liệu pháp tâm lý, hành vi và y tế. Dưới đây là một số liệu pháp có thể kiểm soát bệnh rối loạn phân ly phổ biến như:

  • Tâm lý học cá nhân: Điều trị tâm lý học cá nhân, chẳng hạn như tâm lý trị liệu pháp nhận thức hành vi (CBT) và liệu pháp hành vi biện chứng (DBT), có thể được sử dụng để giúp các thành viên trong nhóm hiểu và khám phá nguyên nhân và mô hình của rối loạn phân ly tập thể. Từ đó, làm giảm các triệu chứng và xây dựng kỹ năng tự quản lý.
  • Điều trị nhóm: Có thể cung cấp một môi trường an toàn và hỗ trợ cho các thành viên của nhóm để chia sẻ kinh nghiệm và cảm xúc của họ. Điều này có thể giúp các thành viên cảm thấy thông cảm và sự hỗ trợ từ nhóm.
  • Điều trị bằng thuốc: Việc sử dụng thuốc chống trầm cảm có thể làm giảm các triệu chứng liên quan đến rối loạn phân ly tập thể, chẳng hạn như lo âu, trầm cảm hoặc rối loạn giấc ngủ.

Hy vọng những thông tin chia sẻ từ bài viết trên đây sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích về bệnh rối loạn phân ly tập thể. Đồng thời, biết học cách kiểm soát tâm lý để tránh gặp phải chứng bệnh tâm lý phức tạp này nhé!

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin