Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Rối loạn giấc ngủ là bệnh gì? Phân loại và cách điều trị

Ngày 19/03/2022
Kích thước chữ

Rối loại giấc ngủ là một tình trạng thường gặp trong y khoa nói chung và trong tâm thần học nói riêng. Rối loại giấc ngủ có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động về thể chất, tinh thần và cảm xúc của người bệnh.

Giấc ngủ có vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe thể chất và tinh thần của con người. Bạn có thể gặp phải tình trạng khó ngủ, mất ngủ do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài và ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như cuộc sống của bạn thì rất có thể bạn đã mắc phải chứng rối loạn giấc ngủ.

Rối loạn giấc ngủ là bệnh gì?

Rối loạn giấc ngủ là tình trạng chất lượng và thời gian giấc ngủ bị thay đổi bất thường. Việc này gây ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần, thể chất và làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Hầu hết mọi người đều ít nhất một lần trải qua tình trạng khó ngủ, ngủ ít, ngủ thức giấc hay ngủ không sâu giấc,... Nhưng nếu tình trạng không kéo dài và xuất phát từ những nguyên nhân bên ngoài như tiếng ồn, ánh sáng mạnh hay chất kích thích,... thì không được gọi là rối loạn giấc ngủ.

Rối loạn giấc ngủ là tình trạng chất lượng và thời gian giấc ngủ bị thay đổi bất thường Rối loạn giấc ngủ là tình trạng chất lượng và thời gian giấc ngủ bị thay đổi bất thường

Rối loạn giấc ngủ thường kéo dài gây ảnh hưởng tiêu cực đến cứ khỏe người bệnh. Một số triệu chứng rối loạn giấc ngủ thường gặp như:

  • Khó ngủ.
  • Thường xuyên tỉnh giấc trong lúc ngủ.
  • Cảm thấy mệt mỏi và muốn có những giấc ngủ ngắn vào ban ngày.
  • Thay đổi bất thường thói quan hay lịch trình thức - ngủ.
  • Hay cáu kỉnh, lo lắng bất thường.
  • Thiếu tập trung dẫn đến năng suất làm việc giảm.
  • Tăng cân.
  • Trầm cảm.
  • Có hành vi bất thường trong khi ngủ.

Người bị bệnh rối loạn giấc ngủ có thể không gặp tất cả các triệu chứng trên. Ngoài ra, những triệu chứng này cũng có thể gặp ở một số bệnh lý khác. Vì vậy, nếu cảm thấy sự bất thường trong sinh hoạt cuộc sống hàng ngày thì bạn nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác cũng như điều trị kịp thời.

Phân loại rối loạn giấc ngủ

Rối loại giấc ngủ được chia thành nhiều loại khác nhau tùy thuộc vào tình trạng giấc ngủ bị ảnh hưởng. Một số loại thường gặp như:

Mất ngủ

Ở mỗi người, tình trạng mất ngủ có thể khác nhau như:

  • Chất lượng giấc ngủ không tốt.
  • Khó để đi vào giấc ngủ.
  • Thức giấc nhiều lần trong đêm hoặc thức dậy sớm.
  • Không có cảm giác ngủ sâu giấc, ngủ hoàn toàn.

Mất ngủ làm cho người bệnh luôn ở trong trạng thái mệt mỏi cả về tinh thần lẫn thể chất. Bởi vì khi bị mất ngủ, cơ thể không được nghỉ ngơi và hồi phục hoàn toàn sau một ngày dài làm việc.

Mất ngủ là loại rối loạn giấc ngủ thường gặp nhất. Theo nghiên cứu thống kê, có khoảng 10-15% dân số trên thế giới gặp phải tình trạng này ít nhất một lần trong đời. Mất ngủ có các dạng sau:

  • Mất ngủ tạm thời: Tình trạng rối loạn giấc ngủ ngày chỉ xảy ra trong khoảng thời gian ngắn từ vài đêm đến vài tuần.
  • Mất ngủ thứ phát: Đây có thể là biểu hiện của các bệnh tâm thần như rối loạn lo âu, trầm cảm,... Ngoài ra, việc làm dụng thuốc và các chất kích thích cũng có thể làm mất ngủ.
  • Mất ngủ mạn tính tiên phát: Trường hợp này không rõ nguyên nhân cụ thể. 
Mất ngủ là loại rối loạn giấc ngủ thường gặp nhất Mất ngủ là loại rối loạn giấc ngủ thường gặp nhất

Ngủ nhiều

Nhiều người nghĩ rằng, ngủ nhiều không phải là tình trạng rối loạn giấc ngủ. Tuy nhiên, có những trường hợp bệnh nhân ngủ nhiều nhưng cơ thể vẫn thường xuyên ở trong trạng thái buồn ngủ. Tình trạng này ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và hiệu quả làm việc, học tập của người bệnh.

So với mất ngủ thì tình trạng ngủ nhiều thường không được biết đến và quan tâm, từ đó dẫn đến khó khăn trong việc điều trị. Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng này, bao gồm:

  • Hội chứng ngưng thở khi ngủ: Hội chứng này khiến người bệnh ngưng thở khoảng vài phút và lặp lại nhiều lần khi ngủ. Từ đó khiến chất lượng giấc ngủ kém, dẫn đến người bệnh thường xuyên mệt mỏi, lo lắng, hay quên,...
  • Thiếu ngủ: Đối với những người làm việc quá nhiều khiến cơ thể bị thiếu ngủ, mệt mỏi. Sau đó họ ngủ li bì những giấc dài nhưng cơ thể vẫn cảm thấy mệt mỏi.
  • Thuốc: Các loại thuốc như thuốc ngủ, thuốc chống trầm cảm, thuốc chống động kinh, thuốc giãn cơ,... có thể dẫn đến rối loạn giấc ngủ ngủ nhiều.
  • Chứng rũ ngủ: Thường gặp ở nam giới tuổi vị thành niên.

Ngoài 2 loại thường gặp này thì rối loạn giấc ngủ còn nhiều dạng khác như: Rối loạn nhịp sinh học, rối loại bất thường trong giấc ngủ,...

Điều trị rối loạn giấc ngủ như thế nào?

Chứng rối loạn giấc ngủ thường được ưu tiên điều trị bằng các biện pháp cải thiện tự nhiên như thư giãn tâm lý và vệ sinh giấc ngủ. Nếu các phương pháp tự nhiên không hiệu quả, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh dùng thuốc chữa rối loạn giấc ngủ phù hợp.

Thư giãn tâm lý

Đối với những người trẻ và có sức khỏe bình thường, rối loạn giấc ngủ ở mức độ không nghiêm trọng thường được cải thiện tốt với biện pháp thư giãn tâm lý này. Kể cả với những người bị mất ngủ lâu năm, biện pháp thư giãn tâm lý cũng giúp cải thiện giấc ngủ của bạn.

Để có một giấc ngủ chất lượng, bạn nên tạo thói quen đi ngủ sớm trước 11 giờ đêm và ngủ đủ 7 - 8 giờ trong ngày. Trước khi đi ngủ, bạn nên dành 30 phút để thư giãn tinh thần. Lúc này, bạn không nên suy nghĩ về công việc, học tập hay các vấn đề cuộc sống chưa giải quyết được. 

Vệ sinh giấc ngủ

Tập thể dục vào buổi sáng giúp giấc ngủ của bạn khỏe mạnh hơn Tập thể dục vào buổi sáng giúp giấc ngủ của bạn khỏe mạnh hơn

Một số biện pháp vệ sinh giấc ngủ sau sẽ giúp giấc ngủ của bạn khỏe mạnh hơn:

  • Đi ngủ và thức dậy đúng giờ.
  • Hạn chế ngủ nhiều vào ban ngày.
  • Tập thể dục vào buổi sáng.
  • Không sử dụng các chất kích thích như cà phê, trà, thuốc lá, rượu,...

Sử dụng thuốc điều trị

Bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc điều trị rối loạn giấc ngủ như: Thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm, thuốc chữa rối loạn giấc ngủ,… Tuy nhiên người bệnh cần lưu ý, tất cả các thuốc điều trị rối loạn giấc ngủ này phải sử dụng đúng theo chỉ định của bác sĩ, nếu không có thể tác dụng ngược cũng như gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.

Rối loạn giấc ngủ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tinh thần và thể chất. Vì vậy, người bệnh nên chủ động điều trị sớm để tránh bệnh tiến triển thành bệnh mạn tính. Nếu các biện pháp tự chăm sóc và cải thiện tại nhà không đạt hiệu quả, bệnh nhân nên sớm đi thăm khám để được chẩn đoán và điều trị tốt hơn.

Ngọc Hiếu

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin