Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Rối loạn tiền đình não xảy ra khi người bệnh ở trạng thái mất cân bằng về tư thế, thường xuyên bị chóng mặt, ù tai, quay cuồng, hoa mắt, buồn nôn, đi đứng lảo đảo. Có hai loại rối loạn tiền đình là rối loạn tiền đình ngoại biên và trung ương
Tiền đình là một bộ phận nằm ở phía sau ốc tai hai bên, có vai trò quan trọng trong sự điều chỉnh thăng bằng và các cử động khác của cơ thể như cử động đầu, mắt, và thân mình.
Các triệu chứng bệnh rối loạn tiền đình não ban đầu có thể là mất ngủ, người mệt mỏi, đau nhức đầu, choáng váng. Người bệnh cảm thấy lao đao, ngồi dậy khó khan, mất thăng bằng. Nếu xảy ra nhẹ nhàng, bệnh nhân có thể cố gắng đứng dậy được nhưng mất thăng bằng, dễ ngã. Với người bệnh nặng thì cần nằm im một chỗ, không thể di chuyển được.
Rối loạn tiền đình não không gây nguy hiểm, có thể diễn biến trong vài ba ngày, rồi hồi phục dần nhưng cũng có thể kéo dài và để lại những di chứng như mất thăng bằng, mắt mờ, lao đao, run rẩy, chân tay tê bì, mệt mỏi, ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe.
Với người mắc bệnh rối loạn tiền đình não thì việc khống chế những cơn chóng mặt là rất cần thiết và kịp thời. Nếu muốn dùng thuốc để giảm triệu chứng thì cần phải theo chỉ định của bác sĩ.
Ngoài các loại thuốc làm tăng cường tuần hoàn đến não, bệnh nhân có thể tập thêm yoga, bấm huyệt, tập một số môn thể dục nhẹ khác.
Việc giảm bớt cơn chóng mặt cho người bị rối loạn tiền đình não bằng thuốc là vô cùng cần thiết thế nhưng thuốc chỉ giúp giải quyết tức thời những cơn chóng mặt cấp. Về lâu dài, bệnh nhân cần chủ động phòng ngừa. Có thể tham khảo một vài bài tập rối loạn tiền đình sau:
Xoa mặt, mắt, tay: Hai bàn tay xoa mạnh vào nhau để tạo ra sức nóng sau đó xoa đều vào mặt, tai và hốc mắt (khoảng 10 lần) để tác động vào các nút thần kinh mặt, mắt, tai.
Bài tập đầu, cổ: Ngửa đầu ra sau rồi dần cúi xuống lần lượt nghiêng đầu sang phải - trái hết cỡ. Quay đầu vòng tròn theo hình chữ O từ phải sang trái khoảng 10-15 lần. Nằm ngửa trên giường một tay để ở trên đỉnh đầu, một tay để dưới cằm vặn mạnh cằm về bên trái, rồi về bên phải nếu có tiếng kêu răng rắc thì càng tốt. Cuối cùng là tập cổ bằng cách lồng các ngón tay với nhau để ở sau gáy, kéo mạnh gập cằm về phía ngực khoảng 10 nhịp/lần.
Người bệnh cũng có thể tập thể dục như bình thường với 3 động tác cơ bản sau đây: Chạy đi chạy lại nhẹ nhàng từ 8-10 phút. Lặp đi lặp lại 10 lần động tác: đứng hơi dạng hai chân, cúi người xuống, đầu ngón tay chạm vào ngón chân cái, vung hai tay và quay mặt về bên trái rồi về bên phải hết cỡ, cả mặt quay theo.
Những bài tập trên chỉ có tác dụng giảm các triệu chứng tức thời ở người bệnh bị rối loạn tiền đình não. Về lâu dài bạn cần đi khám để xác định đúng bệnh và có chỉ định điều trị từ bác sĩ chuyên khoa!
Bảo Bảo
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...