Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Rửa tai bằng nước muối sinh lý chuẩn bộ y tế tại nhà

Ngày 15/07/2022
Kích thước chữ

Việc vệ sinh tai bằng nước muối sinh lý là một trong những cách vệ sinh tai dễ dàng và đảm bảo nhất. Tuy nhiên, việc lạm dụng muối sinh lý để vệ sinh tai có thể gây ra viêm loét hoặc bệnh viêm tai giữa.

Rửa tai bằng nước muối sinh lý là việc làm được nhiều người áp dụng, đây được xem là cách làm sạch tai an toàn và nhanh chóng. Dù vậy, theo các chuyên gia, việc rửa tai bằng nước muối sinh lý cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây nhiễm trùng tai và các bệnh viêm tai.

Vậy làm thế nào để vệ sinh tai bằng nước muối sinh lý đúng cách? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tham khảo bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé.

Hiểu về tai và cơ chế làm sạch của tai

Bên ngoài ống tai được bao phủ bởi lớp lông mao và tuyến nhờn. Hàng ngày, chất nhờn tiết ra để tạo độ ẩm cho lỗ tai và ngăn ngừa sự xâm nhập vi khuẩn và bảo vệ màng nhĩ.

Cơ chế làm sạch của tai như thế nào? Theo thời gian, bụi bẩn, tế bào chết, chất nhờn từ tai tiết ra tạo nên ráy và bám vào thành của ống tai. Lớp lông mao trên tai chuyển động khi chúng ta hoạt động cơ hàm và đẩy ráy tai ra ngoài. Nhờ vậy, tai có cơ chế làm sạch một cách tự nhiên mà không cần bất kỳ sự can thiệp trực tiếp nào.

Rửa tai bằng nước muối sinh lý

Rửa tai bằng nước muối sinh lý

Đặc biệt, ống tai có hình chữ S, gồm: Ống tai ngoài hướng về phía trước, đoạn gần màng nhĩ cong xuống dưới. Vì vậy, khi nước xâm nhập vào tai rất dễ đọng lại, theo thời gian tạo nên các bệnh lý về tai.

Có nên sử dụng nước muối sinh lý để về sinh tai

Trường hợp tai không bị bệnh viêm nhiễm, khi nhỏ nước muối vào có thể đọng lại màng nhĩ hoặc lớp lông ở cửa tai gây ra tình trạng ù tai. Vì thế, không nên nhỏ nước muối sinh lý vì có thể tạo ra môi trường ẩm ướt cho tai, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.

Nước muối sinh lý là dung dịch Natri Clorua 0.9%, có áp suất thẩm thấu tương đương với dung dịch trong cơ thể như nước mắt, máu,... ở điều kiện thường. Nước muối có thể hấp thụ được qua cấu trúc của da và lớp mỡ dưới da nhưng không thể vào được phần sát sụn hoặc xương, cấu trúc dưới da. Vì thế, nếu tổn thương vào sâu dưới lớp da, nước muối muối không thẩm thấu nên không có vai trò gì khi bị tổn thương ở sâu.

Nếu xuất hiện các triệu chứng đau tai tức là có hiện tượng viêm tai ngoài, lúc này nước muối sinh lý không có tác dụng diệt khuẩn mà chỉ có thể làm sạch và trôi vi khuẩn trên bề mặt

Hướng dẫn rửa tai bằng nước muối sinh lý an toàn

Thành phần của nước muối sinh lý có tác dụng làm tan ráy tai và loại bỏ chúng khỏi ống tai một cách dễ dàng. Nước muối sinh lý nên được bảo quản ở điều kiện nhiệt độ phòng, tránh nhiệt độ của nước muối lạnh hơn hoặc nóng hơn cơ thể. Rửa tai bằng nước muối sinh lý như thế nào cho an toàn? 

Rửa tai bằng nước muối sinh lý giúp kháng khuẩn

Rửa tai bằng nước muối sinh lý giúp kháng khuẩn

Cách vệ sinh tai với nước muối sinh lý bạn có thể thử tại nhà:

  • Nhúng một miếng bông y tế vào nước muối và nghiêng nhẹ đầu sang một bên.
  • Dùng miếng bông gòn đó cho vào tai, dùng tay day tai để nước muối thấm đều.
  • Để nước muối trong vài phút đợi ráy tai tan ra.
  • Nghiêng đầu về hướng ngược lại để trút nước muối ra khỏi tai.
  • Dùng tăm bông thấm nhẹ lên các dung dịch còn đọng lại và lấy ráy tai bị bong ra.

Bạn cũng có thể vệ sinh tai bằng cách dùng ống tiêm để nhỏ nước muối vào tai thay vì bông gòn. Tuyệt đối không dùng dung dịch nước muối sinh lý để rửa tai nếu bạn đang gặp các tình trạng: Hệ thống miễn dịch yếu, bệnh tiểu đường, chàm gần tai, thủng màng nhĩ.

Lạm dụng nước muối sinh lý có thể gây thủng màng nhĩ

Sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh tai

Một số rủi ro khi vệ sinh tai với nước muối sinh lý

Đừng tự ý rửa tai bằng nước muối khi chưa có sự cho phép của bác sĩ. Vì có thể bạn đang gặp phải một trong những vấn đề trên nhưng chưa phát hiện ra, lúc này rửa tai bằng nước muối sẽ khiến tình trạng này tệ hơn

Ngoài ra, nếu vệ sinh tai bằng nước muối không đúng cách có thể khiến bạn gặp một số bệnh sau:

  • Thủng màng nhĩ: Thủng màng nhĩ xảy ra khi áp lực của nước muối bị nén chặt hơn khiến ráy tai khó lấy ra ngoài đồng thời áp lực lên màng nhĩ từ đó gây thủng màng nhĩ.
  • Chóng mặt: Tình trạng này có thể xảy ra tạm thời sau khi rửa tai với nước muối sinh lý.
  • Nhiễm trùng tai: Nhiễm trùng tai có thể gây ra bệnh viêm tai ngoài gây đau đớn và khó chịu cho người bệnh.
  • Điếc: Đây là tình trạng thương tổn xảy ra vĩnh viễn hoặc tạm thời.

Điều cần lưu ý khi rửa tai bằng nước muối sinh lý

Như chúng ta đã biết, rửa tai bằng nước muối sinh lý khi không có sự hướng dẫn của bác sĩ có thể gây ra một số rủi ro như nhiễm trùng, viêm tai giữa,... thậm chí là không còn khả năng nghe. Vì thế, chúng ta cần phải tìm hiểu thông tin và lưu ý một số điểm sau trước khi rửa tai với nước muối sinh lý.

Lạm dụng nước muối sinh lý có thể gây thủng màng nhĩ

Không nên lạm dụng nước muối sinh lý
  • Không nên nhỏ nước muối sinh lý vào tai thường xuyên, tránh tạo môi trường ẩm ướt cho tai khiến vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh.
  • Nên chọn nước muối sinh lý phù hợp với việc rửa tai để đảm bảo an toàn cho tai.
  • Không đưa hoặc ấn ống nước muối vào sâu trong tai, tránh gây đau và xước ống tai.
  • Khi nước muối sinh lý đọng lại và gây ù tai, hãy ấn nắp bình nước và kéo vành tai khoảng 5 phút để nước muối phân tán vào lớp mỡ dưới da, giúp giảm cảm giác ù tai.
  • Nếu ống tai bị đau, thì khả năng cao là bạn đã bị viêm tai. Vì thế, nên gặp bác sĩ để được điều trị, tuyệt đối không tự ý nhỏ nước muối sinh lý hay sử dụng bất kỳ loại thuốc nào.

Trên đây là những thông tin mà bạn đọc nên lưu ý khi có ý định rửa tai bằng nước muối sinh lý. Mong rằng với những chia sẻ trên đây, bạn đọc sẽ biết thêm về cách vệ sinh tai bằng nước muối an toàn và những lưu ý khi rửa tai với nước muối tại nhà. 

Cẩm Thơ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin