Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Sắt là loại khoáng chất cần thiết cho sức khỏe con người. Hãy cùng tìm hiểu về tác dụng, tác động của việc thiếu hay thừa vitamin sắt và một số cách bổ sung sắt đúng cách cho cơ thể.
Sắt có vai trò cần thiết đối với mọi cơ thể sống, trừ một số vi khuẩn. Vậy sắt có lợi ích gì cho sức khỏe? Khi nào thì cần bổ sung sắt? Bổ sung sắt bằng cách nào là tốt nhất? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Khoảng 70% sắt trong cơ thể của bạn được tìm thấy ở tế bào hồng cầu trong máu. Sắt có vai trò quan trọng trong tổng hợp hemoglobin (huyết sắc tố) - là chất vận chuyển oxy từ phổi đến các mô trong cơ thể. Hem là một trong hai thành phần chính của hemoglobin được cấu tạo từ protoporphyrin và ion sắt hóa trị 2. Sắt còn có trong myoglobin ở cơ - chất dự trữ oxy cho cơ thể.
Sắt là thành phần cấu tạo nên hồng cầu
Khoảng 6% sắt trong cơ thể là thành phần cấu tạo của một số protein và enzyme cần thiết cho quá trình hô hấp tế bào, bảo vệ hệ miễn dịch, chuyển hóa năng lượng và quá trình tổng hợp collagen như: catalase, peroxidase, cytochrome,...
Sắt còn là một yếu tố kiểm soát quá trình tổng hợp DNA. Đặc biệt ở những phụ nữ có thai, sắt là nguyên tố quan trọng đảm bảo cho một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh. Sắt còn có vai trò quan trọng cho sự phát triển trí não của trẻ.
Khoảng 25% sắt trong cơ thể được dự trữ dưới dạng ferritin và hemosiderin trong hệ liên võng nội mô ở gan, lách và tủy xương. Một người đàn ông trưởng thành trung bình có 1000mg sắt được dự trữ ( đủ dùng trong 3 năm). Một người phụ nữ trưởng thành dự trữ khoảng 300mg ( đủ dùng trong 6 tháng). Lượng sắt mất đi hàng ngày sẽ được bù thông qua thức ăn. Vì vậy chúng ta ít khi bị thiếu sắt.
Tuy nhiên trong một số trường hợp như thức ăn không cung cấp đủ, giảm hấp thu, mất máu kéo dài, tăng nhu cầu,... thì cơ thể có thể bị thiếu sắt và sẽ gây ra rất nhiều hậu quả nghiêm trọng như:
Trong thực phẩm, sắt tồn tại ở dưới dạng Fe3+ (muối ferric). Hàm lượng sắt khác nhau trong từng loại thức ăn nhưng nhìn chung thức ăn từ động vật giàu sắt hơn từ thực vật. Khẩu phần ăn hàng ngày của bạn chứa khoảng 15mg sắt. Chỉ có khoảng 5 - 10% lượng sắt đó được cơ thể hấp thu. Quá trình hấp thu sắt bắt đầu ở dạ dày nhưng chủ yếu diễn ra ở hành tá tràng và phần nhỏ tại đoạn đầu ruột non. Để có thể hấp thu được thì sắt phải chuyển từ dạng Fe3+ thành Fe2+.
Sự chuyển hóa sắt trong cơ thể
Pepsin ở dạ dày tách sắt khỏi các hợp chất hữu cơ và gắn chúng với acid amin hay đường. Sự kiểm soát quá trình hấp thu sắt phụ thuộc vào nhu cầu của cơ thể và lượng dự trữ sắt trong cơ thể. Một yếu tố khác ảnh hưởng đến quá trình hấp thu sắt là sự điều hòa hấp thu sắt ngay tại diềm bàn chải của ruột non. Lượng sắt hấp thu thừa sẽ được kết hợp với apoferritin để thành ferritin dự trữ.
Vitamin C sẽ làm tăng sự hấp thu sắt vào cơ thể. Vì thế sử dụng sắt cùng các thực phẩm giàu vitamin C có lợi cho sự hấp thu chuyển hóa sắt, tăng tác dụng của sắt cho cơ thể.
Có 6mg hemoglobin được tổng hợp mỗi ngày và cần đến 20mg sắt để làm chuyện này. Tuy nhiên đa số lượng sắt cần cho cơ thể được lấy từ sắt của hemoglobin trong các hồng cầu đã chết. Đại thực bào thực bào các hồng cầu đã chết, phân hủy hemoglobin và dự trữ sắt trong nó để tái sử dụng. Do đó lượng sắt mất đi hàng ngày chỉ khoảng 1mg. Sắt mất đi hàng ngày thông qua phân, nước tiểu, mồ hôi,... Tuy nhiên lượng sắt mất đi có thể tăng lên trong các trường hợp như phụ nữ có kinh nguyệt, các chấn thương gây mất máu,...
Các đối tượng cần bổ sung lượng sắt nhiều hơn:
Các triệu chứng thiếu sắt thường rất đa dạng và phong phú, nhưng nổi bật thường xuyên gặp như sau:
Phụ nữ có thai cần bổ sung sắt
Sắt là nguyên tố có mặt trong rất nhiều loại thực phẩm. Các loại thực phẩm giàu sắt có thể kể đến như:
Ngoài ra cũng có rất nhiều viên thuốc chứa sắt đang được bán trên thị trường, phù hợp với những người ăn kiêng hay không có thời gian chăm chút cho bữa ăn như:
Trên đây là bài viết về những lợi ích của sắt, các triệu chứng khi thiếu sắt, những đối tượng nào cần được bổ sung và bổ sung như thế nào cho hợp lý. Mong là sau bài viết này đã cung cấp được cho bạn đọc nhiều thông tin hữu ích.
Lâm Khuê
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.