Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Áp xe sau tiêm là tình trạng có thể gặp phải sau khi tiêm, đặc biệt là sau khi tiêm bắp các loại thuốc bổ, thuốc nội tiết hoặc thậm chí là cả vắc-xin... Vậy người bệnh sau khi tiêm thuốc bị áp xe phải làm sao để nhanh khỏi?
Tiêm thuốc là một phần quan trọng trong quá trình điều trị và duy trì sức khỏe của chúng ta. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, chúng ta có thể gặp phải tình huống không mong muốn khi tiêm thuốc bị áp xe. Điều này có thể xảy ra vì nhiều lý do như căng thẳng, lo sợ hay không thực hiện đúng cách. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu xem tiêm thuốc bị áp xe phải làm sao?
Sau chích thuốc bị áp xe phải làm sao là câu hỏi thường gặp, đặc biệt là với trẻ em vì bé cần tiêm nhiều mũi vắc xin ở giai đoạn này. Tình trạng áp xe có thể bị nhầm lẫn với mụn nhọt thông thường, khiến việc chăm sóc và điều trị không đúng cách dẫn tới biến chứng nguy hiểm. Do đó, việc tìm hiểu về tình trạng áp xe sau tiêm rất quan trọng.
Áp xe là tình trạng nhiễm khuẩn khu trú sâu trong da. Áp xe có nhiều dạng khác nhau, trong đó có áp xe sau khi tiêm thuốc. Áp xe sau khi tiêm là một trong những biến chứng thứ phát của vết thương sau khi được tiêm ở bắp hoặc tiêm dưới da. Tình trạng này thường xảy ra sau khi tiêm thuốc bổ, thuốc dầu, thuốc nội tiết hoặc thậm chí là cả vắc-xin.
Nguyên nhân của tình trạng áp xe sau tiêm là do viêm nhiễm và đây là kết quả từ quá trình miễn dịch của cơ thể. Cụ thể, sau khi tiêm thuốc, một số vi khuẩn liên cầu hoặc tụ cầu vàng tấn công vào vết thương, sinh ra độc tố, hình thành mủ. Các vi khuẩn và tế bào bạch cầu sau khi bị chết đi thì xác của chúng cũng phân hóa thành mủ và gây ra áp xe.
Trẻ em sau khi tiêm phòng, nếu phụ huynh không chú ý vệ sinh và chăm sóc vết tiêm tốt thì dễ dẫn đến tình trạng nhiễm trùng. Vì hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện nên tình trạng nhiễm trùng thường nặng hơn ở người lớn, do vậy mà dễ hình thành ổ áp xe hơn. Đây chính là lý do trẻ đi tiêm phòng hay bị áp xe, còn người lớn thì ít gặp.
Trước khi tìm hiểu tiêm thuốc bị áp xe phải làm sao, người bệnh cần nắm được những triệu chứng của áp xe sau khi tiêm. Điều này giúp bệnh nhân phát hiện tình trạng sớm và có biện pháp can thiệp phù hợp. Các triệu chứng phổ biến của áp xe sau khi tiêm là:
Nếu không điều trị kịp thời, áp xe sẽ tiến triển nặng hơn, tăng kích thước, gây đau nhiều hơn và xâm lấn sang các mô xung quanh. Áp xe nông dưới da sẽ bị vỡ và chảy mủ. Đôi khi, ổ áp xe còn tạo ra đường dò, phá hủy một vùng mô sâu và rộng, gây khó khăn cho công tác điều trị. Áp xe sâu cũng có thể bị vỡ ra, đi vào phúc mạc, gây ra viêm phúc mạc khu trú hoặc toàn bộ cơ thể. Nghiêm trọng hơn, áp xe sâu có thể gây ra nhiễm trùng máu nên rất nguy hiểm.
Tiêm thuốc bị áp xe phải làm sao là băn khoăn của nhiều người trước tình trạng áp xe. Quá trình điều trị áp xe có những nguyên tắc chung cần tuân thủ. Ngoài ra, tùy vào loại áp xe mà chúng ta cần thực hiện những biện pháp khác cho phù hợp.
Sau chích thuốc bị áp xe phải làm sao? Áp xe sau tiêm có thể được điều trị tại nhà. Bạn nên tiến hành điều trị ngay khi phát hiện ổ áp xe để tránh những biến chứng nguy hiểm sau này.
Cách điều trị chính cho hầu hết các ổ áp xe là giảm nhiệt độ tại ổ viêm, bằng cách chườm mát, chườm đá từ 2 - 3 lần/ngày. Điều này vừa có tác dụng giảm đau, giảm sưng,... mà còn giảm lưu lượng máu tới ổ viêm, tránh cho vi khuẩn phát triển thêm.
Hầu hết các ổ áp xe nhỏ như những ổ hình thành quanh chân lông sẽ tự dẫn lưu mủ chườm lạnh. Còn những ổ áp xe lớn thì cần có bác sĩ dẫn lưu hoặc trích mủ. Các nhọt lớn thường chứa trong túi mủ, cần được mở ra và dẫn lưu ngay. Nếu xung quanh vị trí ổ áp xe xuất hiện tình trạng nhiễm trùng da thì bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh.
Tiêm thuốc bị áp xe phải làm sao? Bên cạnh những nguyên tắc chung phía trên, tùy loại áp xe nông hoặc sâu mà bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị phù hợp:
Chúng ta không nên để xảy ra nhiễm trùng mới đặt câu hỏi sau chích thuốc bị áp xe phải làm sao? Để hạn chế đau đớn và biến chứng nguy hiểm, mỗi người nên chủ động phòng ngừa áp xe sau khi tiêm thuốc bằng những biện pháp sau:
Tiêm thuốc bị áp xe phải làm sao là vấn đề mà nhiều người băn khoăn. Chúng ta cần hết sức cẩn trọng sau khi tiêm để tránh gặp phải biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe. Nếu gặp phải những triệu chứng nghiêm trọng, người bệnh nên nhanh chóng gặp bác sĩ để được hướng dẫn xử trí kịp thời.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.