Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Tiêm chủng

Sau khi tiêm vắc xin có được ăn trứng không? Những loại thực phẩm cần tránh

Ngày 23/06/2024
Kích thước chữ

Tiêm vắc xin đầy đủ là một biện pháp hữu hiệu giúp bảo vệ bạn trước các tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên, sau khi tiêm vắc xin bạn có thể không tránh khỏi các tác dụng phụ của thuốc nên cần phải điều chỉnh lại chế độ ăn uống sao cho phù hợp. Vậy sau khi tiêm vắc xin có được ăn trứng không?

Sau khi tiêm vắc xin có được ăn trứng không đang là vấn đề nhận được sự quan tâm của nhiều người. Thực tế, bạn cần kiêng một số loại thực phẩm sau khi tiêm vắc xin. Trong bài viết hôm nay, Nhà thuốc Long Châu sẽ chia sẻ với bạn đọc về những thực phẩm nên ăn và không nên ăn sau tiêm vắc xin.

Lợi ích của việc tiêm vắc xin

Hiện nay, tiêm chủng vắc xin đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khoẻ con người một cách toàn diện. Bởi, việc tiêm vắc xin đầy đủ mang lại nhiều lợi ích có thể kể đến như:

  • Bảo vệ hệ thống miễn dịch của cơ thể: Tiêm vắc xin sẽ giúp kích thích hệ miễn dịch của cơ thể sản sinh ra kháng thể nhằm chống lại các tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn… Từ đó, giúp bạn ngăn chặn hoặc giảm thiểu tối đa sự nghiêm trọng của bệnh khi tiếp xúc với tác nhân gây bệnh.
  • Phòng ngừa các bệnh lý truyền nhiễm: Nếu quy mô tiêm vắc xin trong cộng đồng càng lớn thì sự lây lan của bệnh lý truyền nhiễm trở nên khó khăn hơn. Từ đó, hỗ trợ bảo vệ chính cá nhân và cả cộng đồng tránh khỏi sự lây lan dịch bệnh.
  • Làm giảm tác động của bệnh: Việc tiêm phòng vắc xin sẽ giúp giảm tối đa sự tác động của bệnh lên sức khoẻ của con người. Bên cạnh đó, trong trường hợp mắc phải bệnh thì việc đã tiêm vắc xin sẽ hỗ trợ cơ thể có sự chuẩn bị và có sẵn kháng thể nhằm chống lại các tác nhân gây bệnh tốt hơn.
  • Tăng cường miễn dịch cộng đồng: Việc tiêm vắc xin không chỉ có tác dụng bảo vệ cá nhân người tiêm mà còn giúp bảo vệ toàn bộ cộng đồng. Khi trong cộng đồng đã đạt được mức tiêm chủng đầy đủ thì hiện tượng miễn dịch cộng đồng sẽ xảy ra.
Sau khi tiêm vắc xin có được ăn trứng không? Những loại thực phẩm cần tránh  1
Việc tiêm vắc xin đầy đủ giúp bảo vệ hệ thống miễn dịch của cơ thể

Sau khi tiêm vắc xin có được ăn trứng không?

Trứng là một loại thực phẩm chứa rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể và có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon nên được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, sau khi tiêm vắc xin có được ăn trứng không?

Có nhiều thông tin cho rằng, việc ăn trứng sau khi tiêm chủng có thể gây ảnh hưởng xấu đến khả năng đáp ứng của vắc xin. Thông tin này gây hoang mang cho một bộ phận những người tiêm vắc xin, bởi trứng có thể là món ăn yêu thích của họ.

Để trả lời cho câu hỏi “sau tiêm vắc xin có được ăn trứng không?”, các bạn cần phải biết rằng vắc xin là một trong những công cụ quan trọng giúp cơ thể tạo ra miễn dịch chủ động nhằm chống lại các tác nhân gây bệnh bằng cách kích thích hệ miễn dịch của cơ thể. Thực tế, quá trình này không có liên quan trực tiếp đến chế độ ăn uống của chúng ta, bao gồm cả việc ăn trứng sau khi tiêm vắc xin. Hiện nay, vẫn chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh việc ăn trứng sau tiêm vắc xin gây hại hoặc làm ảnh hưởng đến hiệu quả của vắc xin. Do đó, đối với câu hỏi “tiêm vắc xin có được ăn trứng không?” thì câu trả lời là có nhé!

Trứng là một nguồn thực phẩm giàu protein, vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Do vậy, bạn hoàn toàn có thể ăn trứng sau tiêm vắc xin mà không cần lo lắng ảnh hưởng đến sức khoẻ cũng như hiệu quả của vắc xin, trừ khi có chỉ định cụ thể từ bác sĩ.

Sau khi tiêm vắc xin có được ăn trứng không? Những loại thực phẩm cần tránh  2
Sau tiêm vắc xin có được ăn trứng không?

Sau khi tiêm vắc xin nên ăn gì?

Việc chăm sóc sức khoẻ và chế độ dinh dưỡng sau khi tiêm vắc xin đóng vai trò quan trọng để giúp bạn tăng cường hệ miễn dịch cũng như giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng. Do đó, bạn có thể tham khảo một số thực phẩm sau đây để bổ sung vào chế thực đơn ăn uống hàng ngày sau tiêm vắc xin, bao gồm:

  • Thực phẩm giàu vitamin C: Vitamin C được biết đến là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ, có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch cơ thể cũng như thúc đẩy quá trình làm lành vết thương. Việc tiêu thụ các thực phẩm giàu vitamin C sau khi tiêm vắc xin sẽ giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng và tăng cường khả năng chống lại các bệnh lý nhiễm trùng. Một số loại thực phẩm giàu vitamin C có thể kể đến như rau xanh, cam, dâu tây, bưởi, ớt chuông…
  • Thực phẩm giàu protein: Protein là một chất dinh dưỡng không thể thiếu cho sự phát triển của cơ thể con người, đồng thời nó còn giúp sửa chữa cũng như xây dựng các tế bào mới, bao gồm cả tế bào miễn dịch. Sau khi tiêm vắc xin, bạn nên bổ sung thịt nạc, đậu, cá, trứng và các sản phẩm chế biến từ sữa vào chế độ ăn uống để giúp cơ thể mau chóng bình phục.
  • Thực phẩm giàu sắt: Chất sắt có vai trò quan trọng trong quá trình vận chuyển oxy và các tế bào miễn dịch trong cơ thể. Do đó, việc tiêu thụ các thực phẩm giàu chất sắt sẽ giúp tăng cường sức khoẻ cũng như nâng cao khả năng phục hồi của cơ thể sau tiêm chủng. Một số thực phẩm giàu chất sắt như cá, thịt đỏ, rau màu xanh đậm và đậu lăng.
  • Ngũ cốc: Ngũ cốc nguyên hạt như yến mạch, gạo lứt và quinoa sẽ cung cấp năng lượng và chất xơ hỗ trợ cho hệ tiêu hoá hoạt động tốt hơn sau tiêm vắc xin.
  • Rau xanh: Các loại rau xanh là nguồn cung cấp chất xơ, vitamin và khoáng chất cho cơ thể, từ đó giúp tăng cường hệ miễn dịch cũng như thúc đẩy quá trình phục hồi sau tiêm vắc xin.
  • Uống đủ nước: Nước sẽ thúc đẩy quá trình vận chuyển các dưỡng chất đến các tế bào, trong đó có cả tế bào miễn dịch. Đồng thời, uống đủ nước giúp loại bỏ các chất độc hại ra khỏi cơ thể. Do đó, bạn hãy uống đủ nước lọc và nước ép trái cây sau khi tiêm chủng.
Sau khi tiêm vắc xin có được ăn trứng không? Những loại thực phẩm cần tránh  3
Bạn nên tiêu thụ các thực phẩm giàu vitamin C sau khi tiêm vắc xin

Những thực phẩm nên tránh sau khi tiêm vắc xin

Bên cạnh thắc mắc “sau tiêm vắc xin có được ăn trứng không?”, nhiều người cũng quan tâm đến các loại thực phẩm nên tránh sau tiêm chủng. Dưới đây là danh sách những loại thực phẩm bạn không nên ăn ngay sau khi tiêm chủng, bao gồm:

  • Thực phẩm có chất gây dị ứng: Hệ miễn dịch của cơ thể đang trong quá trình phản ứng và thích nghi với vắc xin sau khi tiêm chủng. Do đó, cơ thể có khả năng cao xảy ra phản ứng dị ứng khi tiêu thụ những loại thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, trứng (đối với người đã từng bị dị ứng) hoặc đậu phộng…
  • Thực phẩm chứa chất kích thích: Các loại thức uống như cà phê, trà, đồ uống có gas… có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến giấc ngủ. Trong khi đó, giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong quá trình phục hồi của cơ thể sau tiêm vắc xin.
  • Thực phẩm cay nóng: Một số loại vắc xin có thể gây ra tác dụng phụ ở dạ dày. Do đó, bạn nên tránh tiêu thụ các thực phẩm cay nóng để bảo vệ dạ dày.
  • Đồ chiên rán và nhiều đường: Thực phẩm chứa nhiều chất béo và đường có thể làm ảnh hưởng đến hiệu quả của vắc xin, tác động xấu đến hệ miễn dịch. Do đó, bạn nên tránh các loại đồ ăn nhanh, đồ chế biến sẵn và bánh kẹo… sau khi tiêm chủng.
Sau khi tiêm vắc xin có được ăn trứng không? Những loại thực phẩm cần tránh  4
Bạn nên tránh các thực phẩm cay nóng sau khi tiêm chủng

Trên đây là những thông tin mà Nhà thuốc Long Châu đã tổng hợp được để giải đáp thắc mắc “sau tiêm vắc xin có được ăn trứng không?”. Đồng thời, hy vọng bạn đọc cũng nắm được những loại thực phẩm nên và không nên tiêu thụ sau khi tiêm chủng để giúp tăng cường hiệu quả của vắc xin.

Hiện nay, Trung tâm Tiêm chủng Long Châu tự hào là đơn vị hàng đầu cung cấp dịch vụ tiêm chủng chất lượng, với vắc xin được nhập khẩu chính hãng từ các nhà sản xuất uy tín trên thế giới. Khi đến tiêm chủng tại Long Châu, khách hàng sẽ được khám sàng lọc bởi bác sĩ, tư vấn gói vắc xin phù hợp, theo dõi trong và sau khi tiêm để đảm bảo an toàn. Liên hệ với Tiêm chủng Long Châu qua Hotline 1800 6928 để được tư vấn, hẹn lịch miễn phí hoặc đặt lịch online.

Xem thêm:

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin