Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Khỏe đẹp

So sánh răng sứ kim loại và răng toàn sứ

Ngày 24/01/2024
Kích thước chữ

Có hai dòng sứ cơ bản trên thị trường, đó là răng sứ kim loại và răng toàn sứ. Mỗi loại có cấu trúc khác nhau do sử dụng vật liệu khác nhau. Do đó, độ bền và hiệu quả thẩm mỹ của chúng cũng không tương đồng. Để có cái nhìn chi tiết hơn về hai loại răng sứ này, chúng ta hãy cùng xem xét so sánh dưới đây.

Phục hình răng sứ là một xu hướng phổ biến hiện nay, đặc biệt là đối với những người có mong muốn cải thiện vẻ ngoại hình và duy trì sức khỏe của răng miệng. Trong lĩnh vực này, có hai dòng sứ cơ bản là răng sứ kim loại và răng toàn sứ. Bài viết dưới đây sẽ so sánh răng sứ kim loại và răng toàn sứ, nhằm mang đến cho bạn cái nhìn tổng quan về ưu và nhược điểm của cả hai loại răng, giúp bạn có quyết định chọn lựa phù hợp nhất cho nhu cầu của mình.

Răng sứ kim loại là gì?

Đây là dòng sứ được áp dụng đầu tiên trong lĩnh vực răng sứ thẩm mỹ và nổi tiếng với hầu hết khách hàng.

So sánh răng sứ kim loại và răng toàn sứ 1
Răng sứ kim loại có phần khung sườn bên trong được chế tác từ các hợp kim

Răng sứ kim loại đặc trưng bởi phần khung sườn bên trong được chế tác từ các hợp kim như Niken - Crom, Niken - Coban, Titan hoặc kim loại quý, mang lại độ bền chắc cao. Bên cạnh đó, lớp phủ ngoại vi bằng sứ giúp tạo ra vẻ đẹp thẩm mỹ cho răng.

Răng toàn sứ là gì?

Đây là dòng sứ thế hệ mới được tạo ra bởi công nghệ CAD/CAM 3D hiện đại, đảm bảo độ chính xác trong từng chi tiết nhỏ, từ kích thước, hình dáng cho đến màu sắc.

Đúng như tên gọi, cả lớp sườn và lớp men bên ngoài của răng toàn sứ đều được chế tác 100% từ sứ nguyên chất, không pha trộn với kim loại. Do đó, răng toàn sứ có tính tương thích sinh học cao và đảm bảo an toàn cho môi trường trong khoang miệng.

So sánh răng sứ kim loại và răng toàn sứ

Đặc điểm

Răng sứ kim loại

Răng toàn sứ

Cấu tạo

Khung sườn của răng làm từ kim loại và bên ngoài phủ lớp sứ tạo màu.

Hoàn toàn được làm từ sứ nguyên chất.

Tính thẩm mỹ

Màu sắc và độ trong mờ của răng không được tự nhiên.

Xuất hiện vệt đen khi có ánh sáng chiếu vào.

Răng dễ bị oxi hóa, dẫn tới đen viền nướu và gây mất thẩm mỹ.

 

Màu sắc răng trắng trong, đều màu và nhìn như răng thật.

Không bị ánh đen hay sậm màu khi ánh sáng chiếu vào.

Sử dụng lâu không xuất hiện tình trạng đen viền nướu răng sứ.

 

Khả năng ăn nhai

Đáp ứng tốt khả năng ăn nhai.

Chịu lực, chịu nhiệt tốt, ăn uống thoải mái.

Áp dụng

Phù hợp cho các răng ở hàm bên trong, không cần đáp ứng nhu cầu cao về thẩm mỹ và vẫn đáp ứng ăn nhai tốt.

Phù hợp cho mọi vị trí hàm răng, đặc biệt là răng cửa và bọc sứ toàn hàm.

Tuổi thọ

5 - 7 năm

15 - 20 năm

Chi phí

1 triệu - 2,5 triệu/răng

4 triệu - 12 triệu/răng

So sánh răng sứ kim loại và răng toàn sứ 2
So sánh răng sứ kim loại và răng toàn sứ

Chọn răng sứ kim loại hoặc răng toàn sứ khi nào?

Để quyết định loại răng sứ phù hợp, bác sĩ cần xem xét nhiều yếu tố như cơ địa của bệnh nhân, mức độ tổn thương răng, nhu cầu cá nhân và khả năng tài chính.

Nói chung, nếu tài chính hạn chế, khách hàng có thể lựa chọn làm 1 - 2 răng sứ kim loại ở các vị trí ít quan trọng hơn về mặt thẩm mỹ, chẳng hạn như bên trong cung hàm.

Ngược lại, nếu có khả năng tài chính, khách hàng có thể chọn răng toàn sứ để đảm bảo nụ cười luôn đẹp và ổn định lâu dài. Đặc biệt, đối với những người có cơ địa dị ứng với kim loại, răng toàn sứ là lựa chọn tốt để phục hình.

Để nhận được tư vấn chính xác về việc chọn giữa bọc răng sứ kim loại và răng toàn sứ, quý vị nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên môn và giàu kinh nghiệm tại các cơ sở nha khoa đáng tin cậy.

Chăm sóc cho răng bọc sứ đúng cách

Để bảo quản răng sứ và kéo dài thời gian sử dụng, dưới đây là những biện pháp chăm sóc đúng cách mà các chuyên gia nha khoa khuyến cáo:

  • Ăn thức ăn mềm, tránh thức ăn quá cứng hoặc dai.
  • Hạn chế uống nước có ga và nước uống có màu.
  • Ngừng hút thuốc lá.
  • Tránh ăn và uống thức ăn quá lạnh hoặc quá nóng.
  • Đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày bằng bàn chải có đầu lông mềm và sử dụng kem đánh răng chứa flour.
  • Thay đổi bàn chải đánh răng định kỳ, khoảng 3 - 4 tháng/lần để ngăn chặn sự tích tụ của vi khuẩn có hại.
  • Sử dụng chỉ nha khoa, nước súc miệng và máy tăm nước để vệ sinh răng sứ, giúp ngăn chặn sự hình thành của mảng bám cao răng.
So sánh răng sứ kim loại và răng toàn sứ 3
Đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày để bảo vệ răng

Những biện pháp trên sẽ giúp bảo quản và bảo dưỡng răng sứ một cách hiệu quả.

Qua sự so sánh giữa răng sứ kim loại và răng toàn sứ, bạn có thể nhận thức được những ưu điểm nổi bật của răng toàn sứ so với răng sứ kim loại. Quan trọng nhất là lựa chọn loại răng phù hợp với nhu cầu cá nhân của bạn. Hãy đặt niềm tin vào một cơ sở nha khoa uy tín để thực hiện quá trình phục hình và đạt được kết quả tốt nhất.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...

Xem thêm thông tin