Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Hiện nay, các loại thuốc được điều chế dưới nhiều dạng khác nhau như dạng viên uống, dạng bột hoặc siro uống, dạng viên đạn đặt hậu môn, dạng tiêm bắp hoặc tiêm truyền tĩnh mạch… Không ít người cho rằng thuốc tiêm sẽ tốt hơn thuốc uống nên thường đòi hỏi được sử dụng thuốc tiêm. Trong bài viết này, Nhà thuốc Long Châu sẽ đưa ra những thông tin hữu ích để so sánh thuốc tiêm và thuốc uống khác nhau như thế nào?
Khi bác sĩ quyết định cho bệnh nhân sử dụng thuốc tiêm hay thuốc uống sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào mục đích điều trị, đồng thời kết hợp với tình trạng cụ thể của bệnh nhân, dược động học và dược lực của thuốc. Vậy thuốc uống khác gì với thuốc tiêm? Nhà thuốc Long Châu sẽ đưa ra những thông tin hữu ích để giúp bạn đọc so sánh thuốc tiêm và thuốc uống khác nhau thế nào?
Hiện nay, có rất nhiều dạng bào chế thuốc khác nhau. Với mỗi cách phân chia sẽ có những dạng bào chế thuốc khác, cụ thể là:
Theo thể chất của thuốc sẽ có các dạng bào chế như:
Theo đường dùng của thuốc sẽ có các dạng bào chế như:
Thuốc tiêm và thuốc uống đều có mục đích là điều trị một tình trạng bất thường ở sức khỏe người bệnh. Tuy nhiên, có bệnh nhân bác sĩ sẽ cho sử dụng thuốc uống, bệnh nhân khác lại được chỉ định dùng thuốc tiêm. Vậy thuốc uống khác gì so với thuốc tiêm? Dưới đây là những đặc điểm để so sánh thuốc tiêm và thuốc uống khác nhau như thế nào, cụ thể như sau:
Dưới đây là những đặc điểm nổi bật của thuốc uống, bao gồm:
Dưới đây là những đặc điểm nổi bật của thuốc tiêm:
Trên đây là những đặc điểm so sánh thuốc tiêm và thuốc uống khác nhau thế nào. Vậy thuốc tiêm và thuốc uống loại nào tốt hơn?
Theo đó, khi bác sĩ quyết định cho bệnh nhân dùng thuốc tiêm (tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch chậm, tiêm dưới da hay tiêm nhỏ giọt) hay thuốc uống sẽ phụ thuốc hoàn toàn vào mục đích điều trị, tình trạng cụ thể của bệnh nhân cũng như dược động học và dược lực của loại thuốc đó. Yêu cầu khi sử dụng thuốc là phải lựa chọn được loại thuốc tốt, phù hợp và có khả năng đạt được đủ nồng độ cần thiết tại vị trí tiêm để phát huy được hiệu quả. Ngoài ra, thuốc được sử dụng không gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm cho người bệnh, dễ dùng, dễ uống hoặc ít gây đau khi tiêm và có giá thành hợp lý.
Có nhiều dạng bào chế thuốc khác nhau để bác sĩ điều trị có thể lựa chọn loại thuốc phù hợp cho từng mức độ bệnh, tình trạng tiến triển của bệnh, nhu cầu thuận lợi nhất cho bệnh nhân đặc biệt là trẻ em và người cao tuổi.
Về dược động học, khi đưa bất cứ một loại thuốc nào vào cơ thể người, thuốc cần phải có một khoảng thời gian nhất định để được hấp thu vào máu rồi phát huy công dụng, sau đó sẽ bị đào thải ra khỏi cơ thể bằng nhiều cách khác nhau.
Thuốc tiêm sẽ nhanh chóng đạt được nồng độ cao trong máu cũng như tại vị trí được tác động, có nghĩa là sẽ phát huy tác dụng nhanh chóng. Tuy nhiên, thuốc dùng qua đường tiêm có thể bị đào thải nhanh chóng ra khỏi cơ thể. Chẳng hạn, sau khi tiêm kháng sinh ampicillin qua đường tình mạch thì sau khoảng 2 - 3 phút thuốc sẽ đạt được nồng độ tối đa trong máu, sau đó nó sẽ bị loại trừ ra khỏi cơ thể sau 5 tiếng nên cần phải tiêm ít nhất là 4 lần/ngày mới có thể giữ được nồng độ thích hợp để mang lại tác dụng điều trị tình trạng nhiễm khuẩn. Trong trường hợp tiêm bắt thì sẽ mất từ 45 - 60 phút để đạt được nồng độ tối đa cần thiết và sau 7 - 8 giờ sẽ bị đào thải ra khỏi cơ thể nên đòi hỏi phải tiêm bắp ít nhất 3 lần/ngày mới đủ tác dụng.
Do vậy, không thể có một câu trả lời chính xác cho vấn đề thuốc tiêm hay thuốc uống tốt hơn. Việc lựa chọn sử dụng dạng thuốc nào sẽ phụ thuộc vào tình trạng bệnh lý, đặc điểm thể trạng của bệnh nhân, giá thành và các yếu tố khác. Trên thực tế, thuốc tiêm thường được dùng trong những trường hợp bệnh nhân nôn trớ nhiều, xảy ra rối loạn hấp thu tại đường tiêu hoá, nhiễm khuẩn quá nặng (nhiễm khuẩn máu do não mô cầu, nhiễm khuẩn máu có choáng…). Còn lại, hầu hết các tình trạng khác đều có thể sử dụng thuốc uống với liều lượng phù hợp để đạt được hiệu quả điều trị.
Ngoài ra, sử dụng thuốc uống còn giúp người bệnh tránh được đau đớn, ít tác dụng phụ, ít tai biến, dễ dùng, dễ mua và giá thành hợp lý.
Tóm lại, thuốc uống hay thuốc tiêm đều có những ưu - nhược điểm khác nhau. Việc lựa chọn thuốc uống hay thuốc tiêm sẽ phụ thuộc vào tình trạng bệnh, thể trạng của bệnh nhân, giá thành và nhiều yếu tố khác. Hy vọng với những thông tin được chia sẻ trong bài viết đã giúp bạn đọc nắm được các đặc điểm so sánh thuốc tiêm và thuốc uống khác như thế nào. Điều quan trọng là bệnh nhân cần tuân thủ theo đúng chỉ định sử dụng thuốc của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả và sự an toàn khi dùng thuốc.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.