Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Sốc phản vệ là một phản ứng dị ứng thường xảy ra trong vòng vài phút hoặc vài giây sau khi bệnh nhân tiếp xúc với dị nguyên nhạy cảm. Bài viết dưới đây cung cấp những thông tin giúp bạn hiểu rõ sốc phản vệ độ 2 là gì?
Sốc phản vệ là một phản ứng cấp tính với các triệu chứng và biến chứng xảy ra trong vài giây, vài phút đến vài giờ sau khi tiếp xúc với chất gây dị ứng, mỗi nguyên nhân sẽ gây ra các tình trạng lâm sàng riêng biệt và trong những trường hợp nghiêm trọng nhất có thể gây tử vong.
Sốc phản vệ là dạng dị ứng phản vệ nghiêm trọng nhất và được đặc trưng bởi sự giãn nở của hệ thống mạch máu kèm theo co thắt phế quản đột ngột và có thể gây tử vong nhanh chóng.
Một số trường hợp có thể xác định được nguyên nhân, nhưng đôi khi không xác định được do sự kết hợp của nhiều nguyên nhân, gây khó khăn cho việc chẩn đoán. Sốc phản vệ do tiêm kháng sinh penicillin được coi là phổ biến nhất.
Tiêm vắc xin không phải là nguyên nhân duy nhất gây ra sốc phản vệ như nhiều người hiểu nhầm. Mà có rất nhiều nguyên nhân gây sốc phản vệ. Hãy cùng nhà thuốc Long Châu tìm hiểu ngay nhé!
Thuốc là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng sốc phản vệ ở người bệnh. Thuốc vào cơ thể qua đường tiêm tĩnh mạch, tiêm bắp, tiêm dưới da, tiêm trong da... Kể cả uống, hít, xông, nhỏ mắt, bôi ngoài da hay đặt âm đạo đều có thể gây sốc phản vệ.
Tuy nhiên, thuốc theo đường tĩnh mạch vào cơ thể gây sốc phản vệ là nguy hiểm nhất. Tất cả các loại thuốc đều có thể gây sốc phản vệ cho người bệnh, phổ biến nhất là kháng sinh nhóm beta-lactam, thuốc giảm đau chống viêm, thuốc giãn cơ, thuốc chống co giật, thuốc cản quang, thuốc mê, thuốc tê…
Thực phẩm có nguồn gốc động thực vật có thể gây sốc phản vệ bao gồm cá thu, cá ngừ, tôm, ốc, nhộng, trứng, ngoài ra còn có sữa, dứa, khoai tây, đậu nành cũng như các loại hạt…
Đối với vết cắn, đốt của côn trùng như ong, rắn, rết, bọ cạp, nhện… lượng độc tố trong nọc tiết ra có thể khiến nạn nhân bị sốc phản vệ.
Một số bệnh nhân có cơ địa mẫn cảm thường hay bị sốc phản vệ khi tiếp xúc với một số loại phấn hoa hay nhựa cây.
Sốc phản vệ có thể gây ra nhiều triệu chứng khác nhau và cũng khác nhau ở mỗi người.
Các triệu chứng của sốc phản vệ có thể trở nên tồi tệ hơn một cách nhanh chóng. Do đó cần điều trị trong vòng 30 - 60 phút vì các triệu chứng có thể gây tử vong.
Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, sốc phản vệ được chia thành 4 giai đoạn. Sốc phản vệ cấp độ 2 là mức độ sốc nặng với tổn thương nhiều cơ quan.
Sốc phản vệ độ 2 là gì?
Cụ thể:
Như vậy, sốc phản vệ độ 2 có một hoặc nhiều biểu hiện ở nhiều cơ quan khác nhau như hô hấp, tiêu hóa, tuần hoàn. Sự hiện diện của nhiều triệu chứng giúp ích trong việc chẩn đoán tình trạng bệnh, nhưng cũng cho thấy bệnh đang tiên lượng xấu. Về mặt lâm sàng, sốc phản vệ cấp độ 2 có thể tiến triển nhanh đến độ 3 và độ 4, nguy cơ để lại hậu quả nghiêm trọng cho người bệnh, cần được nhận biết và xử trí kịp thời.
Chỉ sau vài giây hoặc vài phút tiếp xúc với phản ứng dị ứng nghiêm trọng có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Sốc xuất hiện càng sớm thì nguy cơ tử vong càng cao. Vì vậy, việc tìm hiểu nguyên nhân cụ thể là rất quan trọng để cấp cứu bệnh nhân kịp thời và chính xác.
Ở mức độ 2, các triệu chứng có thể trở nên rõ ràng hơn, người bệnh thường chóng mặt, hoảng sợ, ngứa ran toàn thân, khó thở, thường co giật, chảy máu cam, chảy máu dạ dày, đôi khi hôn mê, da xanh tái, môi thâm đen, đồng tử giãn ra, và niêm mạc có màu tím. Nhịp tim yếu, mạch khó đo, huyết áp nhiều trường hợp không đo được.
Ở mức độ nặng, nó xảy ra trong vòng vài phút đầu tiên kể từ khi bệnh nhân tiếp xúc với chất gây dị ứng và có thể dẫn đến hôn mê, ngạt thở, xanh xao, co giật, huyết áp không đo được và có thể tử vong trong vòng vài phút đến vài giờ.
Cả áp lực tĩnh mạch trung tâm và áp lực động mạch phổi của bệnh nhân đều thấp. Ở giai đoạn này, tình trạng thiếu oxy và giảm thể tích tuần hoàn là triệu chứng rõ ràng.
Sốc giảm thể tích là tình trạng giãn mạch, mất máu vào khoang ngoài thành mạch, kèm theo giảm sức co bóp cơ tim. Vì vậy, sơ cứu sốc giảm thể tích là điều quan trọng hàng đầu trong sốc phản vệ.
Một số biến chứng muộn như viêm cầu thận, viêm thận, viêm cơ tim dị ứng… là những nguyên nhân tử vong phổ biến nhất. Một số trường hợp được điều trị nhưng sau khoảng 1 đến 2 tuần lại xuất hiện tình trạng như hen phế quản, mày đay tái phát, đôi khi có viêm nút quanh động mạch, lupus ban đỏ…
Trong khi chờ xe và nhân viên y tế cấp cứu, hãy thực hiện các thao tác như sau:
Hy vọng bài viết trên giúp bạn hình dung rõ hơn về sốc phản vệ độ 2 là gì và cách phòng tránh sốc phản vệ. Từ đó, mong rằng bạn cũng sẽ nắm được cách xử trí hiệu quả khi gặp phải tình trạng này. Theo dõi website của nhà thuốc Long Châu để có thêm nhiều thông tin sức khỏe bổ ích cho bạn và gia đình nhé!
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.