Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Phụ nữ trong thời kỳ mang thai cần thật sự cẩn trọng đến sức khỏe của bản thân và cả thai nhi. Những thay đổi về mặt sinh lý khi mang thai có thể dẫn đến một số căn bệnh thường gặp như sỏi mật. Để trả lời cho câu hỏi sỏi mật khi mang thai co nguy hiểm không thì mời bạn tham khảo những thông tin trong bài viết dưới đây.
Sỏi túi mật là căn bệnh rất hay gặp tại Việt Nam hiện nay. Đây là căn bệnh không quá nguy hiểm nhưng cần được điều trị sớm để tránh để lại những biến chứng đối với sức khỏe.
Túi mật là bộ phận nằm dưới gan có kích thước khá nhỏ hình giống như một quả lê. Túi mật có nhiệm vụ chứa đựng lượng dịch thừa do gan tiết ra trong quá trình tiêu hóa những chất béo trong cơ thể. Sau những bữa ăn, dịch mật sẽ được gan giải phóng để tiêu hóa chất béo trong thức ăn tại ruột non.
Nhưng nếu túi mật không được khỏe, lượng muối mật bị thiếu hụt thì những chất béo này không được giải phóng mà tích tụ lại tạo thành sỏi túi mật. Những viên sỏi mật này lại tiếp tục gây ứ đọng dịch mật, lâu ngày có thể gây nhiễm trùng đường mật. Sỏi mật có 2 loại là sỏi sắc tố và sỏi cholesterol.
Người bị sỏi mật thường có những cơn đau dữ dội, nhất là sau những bữa ăn, khi túi mật co bóp để phân hủy chất béo sẽ khiến những viên sỏi chà xát vào thành túi mật gây cảm giác đau đớn liên tục. Khi gặp tình trạng này, bạn nên đến những bệnh viện uy tín để khám sức khỏe, phát hiện sỏi sớm và điều trị sớm.
Sỏi mật thường không có những dấu hiệu nhận biết rõ ràng nào, nhất là ở phụ nữ mang thai. Chỉ khi viên sỏi có kích thước lớn và gây ra đau đớn thì mới gây ra những triệu chứng cụ thể.
Sau đây là một số biểu hiện của sỏi túi mật ở phụ nữ mang thai, mẹ bầu nên để ý, đặc biệt là sau những bữa ăn:
Ngay khi gặp những triệu chứng trên, bà bầu nên đến những cơ sở uy tín để thăm khám và lắng nghe tư vấn từ bác sĩ.
Đối với trường hợp sỏi mật nhẹ ở mẹ bầu, các bác sĩ có thể tiến hành điều trị nội khoa mà không gây ảnh hưởng đến thai nhi. Nếu những triệu chứng không quá nặng nề thì có thể dùng thuốc để kiểm soát triệu chứng mà không cần điều trị can thiệp.
Tuy nhiên, nếu mẹ bầu bị sỏi mật kèm theo những triệu chứng nặng và sỏi làm ảnh hưởng đến chức năng của túi mật thì cần thực hiện phẫu thuật để lấy sỏi ra khỏi cơ thể. Đây không phải là phương pháp tốt cho quá trình mang thai nhưng lại là giải pháp tốt nhất đối với sức khỏe của cả mẹ và bé.
Trên thực tế, không có biện pháp nào để phòng tránh những biến chứng của sỏi mật ở phụ nữ mang thai. Việc ứ đọng dịch mật và sỏi túi mật khi mang thai thường có liên quan đến một số thay đổi hormone trong quá trình mang thai ở một số phụ nữ có gen đặc biệt.
Về việc sở hữu gen đặc biệt dẫn đến sỏi mật lúc mang thai thì theo các bác sĩ, khả năng tái phát ở những lần mang bầu tiếp theo lên đến 90%. Tuy nhiên, mẹ bầu không cần quá lo lắng, thay vào đó hãy xây dựng một chế độ ăn nhiều rau xanh và củ quả, hạn chế chất kích thích, không uống nhiều bia, rượu,… để cả mẹ và bé đều có cơ thể khỏe mạnh trong và sau thai kỳ.
Nếu đang trong quá trình điều trị sỏi mật và mong muốn mang thai, bạn nên đi khám và tham khảo ý kiến chuyên môn từ bác sĩ sản khoa và khoa gan mật nhé. Trên thực tế, phụ nữ nên điều trị ổn định bệnh sỏi túi mật và khám định kỳ, tránh tái phát và những biến chứng lên sức khỏe sau này.
Ngoài ra, sau quá trình cải thiện bệnh sỏi mật trước khi mang thai, bạn nên lên kế hoạch để dành một khoảng thời gian cho cơ thể ổn định, bồi bổ sức khỏe và chăm sóc bản thân thật tốt. Lúc này, bạn đã sẵn sàng để đón thiên thần nhỏ đến với mình và dành cho bé những điều tốt đẹp nhất.
Khi phát hiện những triệu chứng sỏi mật, phụ nữ mang thai hãy bình tĩnh và nên đi khám, làm theo hướng dẫn từ bác sĩ. Ngoài những dặn dò từ bác sĩ, phụ nữ mang bầu cũng cần chú ý đến chế độ sinh hoạt lành mạnh, cắt giảm lượng chất béo xấu và đường tinh luyện nạp vào cơ thể để cả mẹ và bé đều khỏe mạnh, bình an.
Hồng Nhung
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.