Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Kiến thức y khoa

Sỏi mật là gì? Phương pháp điều trị và phòng ngừa bệnh

Ngày 09/05/2024
Kích thước chữ

Sỏi mật là một trong các bệnh lý liên quan đến túi mật hay gặp nhất ở người. Điều đáng nói là sỏi mật có một độ khá nguy hiểm khi bệnh xuất hiện các biến chứng như viêm tụy cấp do sỏi, viêm phúc mạc mật, sốc nhiễm khuẩn… nặng hơn là tử vong. Vậy sỏi mật là gì?

Sỏi mật thường không bộc lộ rõ triệu chứng rõ ràng, rất nhiều trường hợp nhập viện khi bệnh đã phát triển mạnh gây đau nhiều ngày, sốt cao và cả vàng da, thậm chí đã xuất hiện biến chứng nặng. Cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu sỏi mật là gì mà gây nhiều nguy hiểm cho sức khỏe con người thông qua bài viết dưới đây nhé.

Sỏi mật là gì?

Sỏi mật là gì? Đây là một trong những bệnh liên quan đến đường tiêu hoá, chúng được hình thành trong ống mật hoặc túi mật, có kích thước bé bằng hạt cát cho đến to bằng quả bóng bàn.

Theo nghiên cứu, sỏi mật do hàm lượng cholesterol chiếm khoảng 80% bởi dịch mật gia tăng quá mức, vượt quá khả năng hòa tan của muối mật. 20% còn lại bị sỏi mật có thể là do ảnh hưởng đến nồng độ cao không bình thường của sắc tố mật bilirubin.

Sỏi mật là một loại bệnh lành tính, tuy nhiên nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thì sỏi mật có thể gây tắc nghẽn dịch mật thành từng đợt. Nếu tình trạng kéo dài thì sẽ gây ra viêm đường mật, viêm túi mật cấp hoặc mạn tính, viêm tụy cấp. Biến chứng nghiêm trọng hơn nữa của sỏi mật là sốc do nhiễm trùng đường mật, viêm phúc mạc, nhiễm khuẩn huyết hoặc hoại tử túi mật… thậm chí có thể gây tử vong.

Sỏi mật là gì? Phương pháp điều trị và phòng ngừa bệnh sỏi mật  1
Sỏi mật là gì? Sỏi mật là một loại bệnh lành tính

Nguyên nhân và triệu chứng của sỏi mật

Dưới đây là nguyên nhân và triệu chứng của sỏi mật, cụ thể như sau:

Nguyên nhân

Các nguyên nhân và yếu tố dẫn đến bệnh sỏi mật nói chung có thể là:

  • Nhịn ăn uống: Điều này khiến cho túi mật có thể không hoạt động như bình thường.
  • Giảm cân nhanh: Làm tăng cholesterol do gan tạo ra, có thể gây sỏi mật.
  • Cholesterol trong máu tăng cao.
  • Thừa cân, béo phì: Đây là một trong những nguyên nhân gây bệnh cao. Tình trạng này khiến nồng độ cholesterol tăng và việc làm rỗng túi mật trở nên khó khăn hơn.
  • Sử dụng thuốc tránh thai, dùng liệu pháp thay thế nội tiết tố cho các biểu hiện của mãn kinh hoặc đang mang thai thì đều có thể khiến cholesterol trong máu tăng lên, nguy cơ túi mật bị ứ mật cũng tăng cao.
  • Bệnh đái tháo đường.
  • Bệnh thiếu máu tán huyết.
  • Do di truyền từ gia đình.
Sỏi mật là gì? Phương pháp điều trị và phòng ngừa bệnh sỏi mật  2
Béo phì là một yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi mật

Triệu chứng

Theo các chuyên gia, triệu chứng của sỏi mật thường khó nhận biết vì dễ bị nhầm lẫn với bệnh đau dạ dày. Một số triệu chứng như sau:

Đau bụng

Hầu hết người bị sỏi mật thường có biểu hiện đau ở vùng hạ sườn phải. Tuy nhiên nhiều người bệnh xuất hiện cơn đau ở vùng thượng vị, tức là vùng bụng dưới xương ức và trên rốn. Đau sỏi mật thường xảy ra sau các bữa ăn, nhất là khi ăn đồ ăn nhiều dầu mỡ hoặc đau về đêm. Cơn đau bụng này có thể kéo dài liên tục từ 30 phút cho đến vài giờ đồng hồ. Các cơ đau bụng sẽ khác nhau do vị trí tạo thành sỏi, cụ thể:

  • Sỏi túi mật: Bệnh nhân thường đau dữ dội ở vùng bụng hạ sườn phải theo từng cơn.
  • Sỏi trong gan hoặc trong ống mật chủ: Bệnh nhân thường đau quặn ở vùng hạ sườn phải, sau đó đau lan ra vai phải hoặc sau lưng, vùng thượng vị.
Sỏi mật là gì? Phương pháp điều trị và phòng ngừa bệnh sỏi mật  3
Đau hạ sườn phải là một dấu hiệu cảnh báo bệnh sỏi mật

Rối loạn tiêu hoá

Sỏi mật làm cản trở dòng chảy của dịch mật xuống đường tiêu hoá, từ đó gây ra hiện tượng đầy hơi, chán ăn, chậm tiêu hoặc sợ thức ăn có nhiều dầu mỡ. Hiện tượng rối loạn tiêu hóa thường xảy ra sau các bữa ăn, có thể kèm theo triệu chứng nôn hoặc buồn nôn.

Ngoài ra, khi nhận thấy cơ thể xuất hiện một trong các dấu hiệu dưới đây thì bạn cũng nên sớm đến bệnh viện để thăm khám và điều trị, bao gồm:

  • Sốt cao > 38 độ C kèm theo biểu hiện ớn lạnh, vã mồ hôi.
  • Đau bụng dữ dội liên tục trong vài giờ dù có uống thuốc giảm đau.
  • Buồn nôn hoặc nôn ói cộng thêm cảm giác chướng bụng.
  • Ngứa da, kèm theo vàng mắt hoặc vàng da.

Phương pháp chẩn đoán sỏi mật

Bên cạnh việc thăm khám lâm sàng, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh thực hiện một số biện pháp cận lâm sàng khác để hỗ trợ quá trình chẩn đoán bệnh sỏi mật, cụ thể là:

  • Xét nghiệm máu: Giúp bác sĩ kiểm tra chức năng hoạt động của gan cũng như nồng độ cholesterol có trong máu.
  • Chẩn đoán thông qua hình ảnh: Là phương pháp hiệu quả trong quá trình chẩn đoán bệnh sỏi mật, bao gồm chụp X - quang, siêu âm bụng, chụp CT scanner vùng bụng.

Tuy nhiên, đối với sỏi cholesterol thường đơn độc, màu nhạt, không cản tia X nên khó thấy được trên phim chụp X - quang, nhưng sẽ thấy thông qua siêu âm. Đối với sỏi sắc tố hầu như là canxi bilirubinat, màu đậm, hình thành đám sỏi, vì thế chúng cản được tia X nên sẽ thấy được thông qua chụp X - quang.

Điều trị và phòng ngừa bệnh sỏi mật

Bệnh sỏi thận cần được phát hiện và điều trị sớm nhằm hạn chế các biến chứng nghiêm trọng. Đồng thời, việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa là cách tốt nhất để bảo vệ bạn tránh khỏi căn bệnh này.

Điều trị

Sỏi mật nếu không được điều trị sớm sẽ dẫn đến viêm túi mật, tắc nghẽn đường mật hoặc di căn vào ruột. Để không xảy ra tình trạng này, cách điều trị sỏi mật gồm có:

  • Cắt túi mật: Được thực hiện bằng cách phẫu thuật mổ mở hoặc nội soi. Tuy nhiên, sau phẫu thuật này, sỏi mật có thể tái phát lại trong vòng một năm. Để hạn chế việc hình thành nên sỏi, người bệnh nên dùng axit ursodeoxycholic.
  • Phương pháp ERCP (nội soi mật tuỵ ngược dòng): Người bệnh sẽ được bác sĩ gây tê cục bộ bằng cách dùng một camera sợi quang linh hoạt hoặc ống nội soi, đi vào miệng qua hệ thống tiêu hoá và sau đó vào ống mật chủ. Phương pháp này còn có thể giúp bác sĩ lấy ra sỏi kẹt ở đoạn cuối trong ống mật chủ.
  • Tán sỏi: Sử dụng sóng xung kích siêu âm để làm vỡ sỏi mật. Sau khi làm vỡ mà sỏi mật có kích thước đủ nhỏ, chúng có thể trôi qua đường mật và vào ruột non an toàn. Tuy nhiên, đây là cách điều trị không phổ biến và chỉ áp dụng được với các trường hợp có ít sỏi mật.
Sỏi mật là gì? Phương pháp điều trị và phòng ngừa bệnh sỏi mật  4
Phẫu thuật cắt túi mật là phương pháp điều trị sỏi mật triệt để nhất

Phòng ngừa bệnh

Biện pháp phòng ngừa sỏi mật chủ yếu dựa vào việc thay đổi chế độ sinh hoạt cũng như ăn uống của bản thân:

  • Hạn chế ăn các loại thực phẩm chứa nhiều cholesterol như trứng, phô mai, phủ tạng động vật…
  • Bổ sung nhiều thực phẩm giàu vitamin C và vitamin nhóm B từ rau củ quả, thực phẩm giàu đường bột giúp tiêu hoá tốt tránh bị táo bón.
  • Uống nhiều nước để giúp cơ thể đào thải các chất độc từ trong cơ thể.
  • Nên tránh các loại thực phẩm như cà phê, trà, cacao, thịt cá chứa nhiều dầu mỡ, dầu dừa, chocolate, đồ ăn nhanh, đồ ăn chiên rán…
  • Không nên ăn các loại gia vị kích thích đường tiêu hoá như mặn, cay, chua…
  • Nên dùng các thực phẩm như nước ép, các loại trái cây, rau tươi, nạc thăn heo, thịt bò, cá chép, đậu tương, đỗ đen, đỗ xanh… Một số thực phẩm có lợi cho mật như nghệ hoặc lá chanh.
  • Có thể dùng chất béo từ nguồn thực phẩm tốt như dầu cá, dầu ô liu, dầu thảo mộc để kích ứng túi mật co bóp nhẹ nhàng.
  • Thường xuyên tập thể dục và có một chế độ sinh hoạt hợp lý.

Sỏi mật là gì? Sỏi mật là một loại bệnh khá phổ biến, chúng thường hình thành một cách âm thầm. Vì thế, nếu xuất hiện những dấu hiệu của sỏi mật thì nên đi khám để được bác sĩ tư vấn và điều trị sớm nhất. Ngoài việc phòng ngừa bệnh, mọi người cũng nên đi khám sức khỏe định kỳ để tầm soát bệnh tật và phát hiện ra bệnh nếu có.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.