Soroban là gì? Có nên thêm toán soroban vào chương trình học của trẻ hay không?
Ngày 17/11/2024
Kích thước chữ
Mặc định
Lớn hơn
Soroban là gì là câu hỏi của rất nhiều bậc phụ huynh trong quá trình nuôi dạy con trẻ. Đây là một phương pháp dạy trẻ học toán khá phổ biến và được các chuyên gia giáo dục đánh giá cao. Phương pháp này không chỉ giúp trẻ học được cách tính nhẩm nhanh mà còn giúp trẻ tăng cường khả năng tư duy và suy nghĩ logic.
Thuật ngữ soroban là gì đã luôn là một chủ đề được các bậc cha mẹ hết sức quan tâm và tìm hiểu để tham khảo một chương trình học tập phù hợp cho trẻ. Trong tiếng nhật, soroban có nghĩa là bàn tính, loại bàn tính này đã từng được sử dụng rất phổ biến ở các nước Châu Á, trong đó có cả Việt Nam. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu toán học soroban là gì và cha mẹ có nên thêm toán soroban vào chương trình học của trẻ hay không qua bài viết sau đây nhé!
Soroban là gì?
Toán tư duy soroban là gì là một thắc mắc chung của rất nhiều bậc phụ huynh, đây là một phương pháp tính nhẩm bắt nguồn từ Nhật Bản. Từ soroban có nghĩa là bàn tính, loại bàn tính này được sử dụng để thực hiện các phép cộng, trừ, nhân và chia một cách tiện lợi, nhanh chóng và chính xác. Bàn tính soroban có cấu tạo 1 hạt ở mặt trên và 4 hạt ở mặt dưới, nó là phiên bản đã sửa đổi cho phù hợp hơn của bàn tính cổ Suan Pan có nguồn gốc từ Trung Quốc. Phương pháp toán học soroban không chỉ hỗ trợ trẻ nhận biết các con số, cải thiện khả năng tính toán mà còn giúp trẻ phát triển tư duy, trí tuệ.
Nguyên lý hoạt động của bàn tính soroban bao gồm những điều sau:
Cấu tạo bàn tính: Bàn tính soroban có cấu tạo là một khung gỗ hình chữ nhật, bên trong được chia làm 2 phần và được ngăn cách bởi một thanh ngang. Trên các cột dọc của bàn tính có gắn các hạt có thể di chuyển lên xuống. Mỗi hạt trên thanh dọc sẽ có những giá trị tương ứng, trẻ sẽ được học cách sử dụng các hạt trên bàn tính để biểu diễn số và các phép tính nhanh.
Quy tắc của bàn tính: Hạt gỗ nằm ở phần trên của bàn tính sẽ có giá trị bằng 5 hạt gỗ ở cột dưới bàn tính, phần dưới thường có 4 hạt gỗ. Cột bên phải nằm ở ngoài cùng là hàng đơn vị và những cột bên cạnh sẽ có giá trị tăng dần đến hàng chục, hàng trăm,...
Sử dụng bàn tính trong tưởng tượng: Sau khi đã luyện tập thành thạo việc sử dụng bàn tính thật, trẻ cần phải chuyển qua giai đoạn luyện tập tưởng tượng ra bàn tính trong đầu và tính toán bằng bàn tính tưởng tượng.
Hình thành thói quen tính nhẩm nhanh: Khi trẻ đã thành thạo việc sử dụng bàn tính tưởng tượng, việc tính toán nhanh chóng và chính xác sẽ trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Từ đó trẻ có thể tính nhẩm nhanh, thực hiện những phép tính phức tạp mà không còn bất kỳ công cụ hỗ trợ nào.
Có nên thêm toán soroban vào chương trình học của trẻ hay không?
Sau khi có được câu trả lời cho câu hỏi soroban là gì, nhiều bậc cha mẹ lại đưa ra thắc mắc rằng lợi ích của việc học soroban là gì, liệu có nên cho con học toán soroban hay không? Câu trả lời là có, sau đây là một số lý do tại sao cha mẹ nên thêm toán học soroban vào chương trình học của trẻ:
Giúp trẻ xây dựng niềm yêu thích với toán học
Việc được tiếp xúc với phương pháp toán học soroban từ nhỏ khiến trẻ được rèn luyện khả năng tính toán tốt, từ đó giúp trẻ yêu thích môn học này hơn. Việc học toán soroban từ khi còn nhỏ cũng giúp trẻ tránh khỏi tình trạng tự ti, rụt rè và cảm thấy áp lực khi tiếp xúc với toán học.
Hỗ trợ phát triển não bộ cho trẻ
Trẻ em thường có xu hướng có não bộ lệch về một bên bán cầu não, theo các chuyên gia khoa học thì toán soroban có tác dụng hỗ trợ cân bằng đại não từ hai bán cầu. Các nghiên cứu khoa học cũng cho thấy rằng việc được học toán từ nhỏ có thể tạo nên nhiều tác động tích cực đến sự phát triển trí não của trẻ. Những bạn nhỏ được làm quen với toán soroban từ sớm sẽ có xu hướng thông minh hơn các bạn cùng trang lứa của mình.
Rèn khả năng tập trung cho trẻ
Các công thức được sử dụng trong toán học soroban thường giúp kích thích hai bán cầu não của trẻ hoạt động, đòi hỏi trẻ phải ghi nhớ và vận dụng khả năng tư duy của mình nhiều hơn. Do đó học toán soroban cũng là một phương pháp giúp trẻ rèn luyện khả năng tập trung giải quyết vấn đề.
Trau dồi khả năng phân tích
Trong toán học soroban, các con số đều cần được đọc rất nhanh, trẻ sẽ phải xử lý một lượng lớn thông tin trong thời gian ngắn mà không làm cho các phép tính và con số bị lẫn lộn. Tuy trẻ sẽ không thể thích ứng với cách học toán này ngay lập tức, nhưng sau khi được làm quen và tập luyện nhiều hơn, trẻ sẽ có thể quen dần với việc phân tích các con số và thực hiện phép tính một cách nhanh chóng, chính xác.
Giúp trẻ hình thành nền tảng tư duy cơ bản
Nền tảng tư duy là chỗ dựa vững chắc để trẻ phát triển nhiều hơn trong tương lai, việc học toán soroban sẽ giúp trẻ hình thành và phát triển khả năng tư duy của mình, khai thác tiềm năng phát triển của trẻ. Ngoài ra, việc tiếp xúc nhiều với bàn tính cũng giúp trẻ trở nên nhạy bén hơn với những phép tính và chữ số.
Cách hướng dẫn trẻ học toán soroban đơn giản tại nhà
Khi mới làm quen với soroban, trẻ có thể bày tỏ sự không thích thú, vì vậy cha mẹ cần hết sức kiên nhẫn trong quá trình giáo dục trẻ. Bạn có thể tham khảo một số cách để hướng dẫn trẻ tự học toán soroban tại nhà như sau:
Hướng dẫn trẻ làm quen với bàn tính, đặt bàn tính lên mặt bàn và sắp xếp các đơn vị tính về đúng vị trí.
Di chuyển các đơn vị tính cho trẻ xem, hướng dẫn trẻ thực hiện theo cách cha mẹ vừa làm.
Thao tác lại nhiều lần để trẻ ghi nhớ và làm theo.
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc soroban là gì và có nên cho trẻ học toán học soroban hay không. Tuy soroban mang lại cho trẻ rất nhiều lợi ích trong quá trình phát triển, cha mẹ cũng không nên ép buộc trẻ học khi bé cảm thấy khó chịu và sợ hãi khi học. Hãy cân nhắc thật kỹ trước khi cho trẻ học toán soroban hay bất kỳ phương pháp học nào khác để trẻ được phát triển một cách phù hợp và tốt nhất nhé!
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.