Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Ai cũng từng trải qua sự cô đơn và nỗi sợ mà nó mang lại. Cô đơn không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần, mà nó cũng góp phần gây nên bệnh Parkinson - bệnh của người già.
Cô đơn thường xuyên xảy ra với cả người trẻ và người già, nhưng người già thường có nguy cơ cao đối mặt với cô đơn hơn do hạn chế về cơ hội giao tiếp. Tuy nhiên, tình trạng này gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến người già. Các nhà nghiên cứu cho biết, cô đơn thúc đẩy bệnh Parkinson phát triển - một phát hiện xấu đối với những người già sống một mình. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu sự cô đơn ảnh hưởng như thế nào đến bệnh Parkinson.
Các nhà nghiên cứu cho biết sự cô đơn ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe, bao gồm các bệnh thoái hóa thần kinh như bệnh Alzheimer và các dạng sa sút trí tuệ khác.
Tiến sĩ Andrew Feigin, giám đốc điều hành của Viện Marlene và Paolo Fresco về bệnh Parkinson và Rối loạn vận động tại NYU Langone Health ở New York cho biết: “Cảm giác cô đơn là điều thường gặp ở bệnh Parkinson và có thể là do những hạn chế về thể chất và tâm lý do căn bệnh này gây ra”.
Ông cho biết thêm, ngoài ra, sự cô đơn có thể dẫn đến trầm cảm, gây ra tình trạng thiếu động lực, uể oải, không muốn hoạt động. Tất cả các hành vi này có thể tác động tiêu cực đến bệnh Parkinson.
Mặc dù cô đơn làm tăng nguy cơ mắc bệnh Parkinson, nhưng tránh sự cô đơn không có nghĩa là giảm nguy cơ phát triển bệnh Parkinson.
Tiến sĩ Pietro Mazzoni, nhà thần kinh học chuyên điều trị bệnh Parkinson tại Trung tâm Y tế Wexner thuộc Đại học bang Ohio, người không tham gia vào nghiên cứu, cho biết: “Bài báo này báo cáo mối liên quan giữa sự cô đơn và sự phát triển của bệnh Parkinson”.
Mặc dù có chiều xuôi rằng người già càng cô đơn thì khả năng mắc bệnh Parkinson càng cao, nhưng không có chiều ngược lại. Điều này có nghĩa là, nhiều người già có thể không tránh khỏi nguy cơ mắc bệnh Parkinson, cho dù họ đang cố gắng có cuộc sống vui vẻ và không cô đơn.
Cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu bệnh Parkinson liên quan đến sự cô đơn tiến triển như thế nào nhé.
Nghiên cứu ghi nhận bệnh Parkinson xuất hiện sau khi bắt đầu nghiên cứu. Tuy nhiên, bệnh Parkinson được cho là bắt đầu trong não sớm nhất là từ 15 đến 20 năm trước khi được chẩn đoán. Vì vậy, vẫn còn một câu hỏi mở là liệu sự cô đơn có thực sự xảy ra trước bệnh Parkinson hay không. Nếu sự cô đơn bắt đầu sau khi não bộ bắt đầu có những thay đổi do bệnh Parkinson gây ra thì sự cô đơn không thể gây ra hoặc làm tăng nguy cơ mắc bệnh Parkinson.
Điều này có nghĩa là, não bắt đầu có tín hiệu của bệnh Parkinson. Nhưng cô đơn thúc đẩy nhanh quá trình phát triển của bệnh, thay vì là nguyên nhân gốc rễ gây ra bệnh.
Cơ chế bệnh sinh của bệnh Parkinson vô căn (PD) chưa được biết rõ nhưng được cho là do nhiều yếu tố, xuất phát từ các yếu tố môi trường tác động lên những người có khuynh hướng di truyền khi bị lão hóa.
Theo đó, sự cô đơn chỉ là một trong những yếu tố thúc đẩy bệnh Parkinson. Khi sự cô đơn kết hợp với các yếu tố môi trường khác, chẳng hạn như lối sống không lành mạnh, ô nhiễm không khí, bệnh phát triển nhanh chóng và biểu hiện rõ rệt hơn.
Như đã giải thích ở trên, mối liên hệ giữa sự cô đơn từ trước và bệnh Parkinson không có nghĩa là việc giảm bớt sự cô đơn sẽ làm giảm nguy cơ phát triển bệnh Parkinson trong tương lai.
Tất nhiên, người già vẫn cần tránh sự cô đơn. Trong trường hợp của bệnh Parkinson, việc phát hiện ra mối liên hệ rất thú vị vì nó cho thấy rằng sự hiểu biết tốt hơn về sự cô đơn và mối quan hệ của nó với chức năng não có thể mang lại những hiểu biết hữu ích về cách bệnh Parkinson bắt đầu.
Tóm lại, mặc dù sự cô đơn liên quan đến khả năng phát triển bệnh Parkinson do nó đóng vai trò là một trong những yếu tố thúc đẩy bệnh phát triển, việc giảm thiểu hay loại bỏ sự cô đơn không đồng nghĩa với việc loại bỏ nguy cơ mắc bệnh. Điều quan trọng là mỗi người cần duy trì lối sống lành mạnh và tăng cường giao tiếp xã hội để giảm thiểu biến chứng và biểu hiện bệnh.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.