Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Người cao tuổi

Cảnh báo 5 dấu hiệu bệnh Parkinson thường gặp

Ngày 10/05/2024
Kích thước chữ

Parkinson là bệnh lý thần kinh phổ biến, thường xảy ra ở người cao tuổi. Trong giai đoạn đầu, các dấu hiệu bệnh Parkinson có thể không rõ ràng khiến người bệnh chủ quan không phát hiện sớm, dẫn đến biến chứng và giảm hiệu quả điều trị. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ về Parkinson và cách nhận diện thông qua các dấu hiệu bệnh Parkinson thường gặp.

Bệnh Parkinson có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến vận động của người bệnh. Phát hiện bệnh càng sớm thì càng mang lại nhiều lợi ích trong việc cải thiện triệu chứng và kiểm soát bệnh. Do đó, tìm hiểu các dấu hiệu bệnh Parkinson là vô cùng quan trọng. Điều này sẽ góp phần nâng cao sức khỏe của người bệnh, đồng thời giảm nguy cơ bệnh tiến triển nặng gây ra biến chứng.

Parkinson là bệnh gì? Nguyên nhân gây bệnh Parkinson

Bệnh Parkinson là một dạng rối loạn thần kinh, do sự rối loạn thoái hoá của hệ thần kinh trung ương làm cho tế bào trong não bị thoái hóa, gây ra tình trạng thiếu hụt chất dẫn truyền thần kinh Dopamine. Lúc này, các nhóm tế bào thần kinh sẽ mất khả năng kiểm soát những hoạt động liên quan, dẫn đến khó khăn trong vận động, giữ thăng bằng, kiểm soát cơ, ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh.

Cảnh báo 5 dấu hiệu bệnh Parkinson thường gặp 1
Người bị Parkinson thường bị giảm khả năng vận động, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày

Tại Việt Nam, có tới 6,1 triệu người mắc bệnh Parkinson (chiếm 1% trên tổng dân số). Trong đó, tỷ lệ người tử vong do căn bệnh này cũng ở mức rất cao và đang có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây.

Bệnh được chia làm 5 giai đoạn với các dấu hiệu bệnh Parkinson khác nhau, được phân chia theo thang điểm đánh giá chứng Parkinson của Hoehn và Yahr. Ở giai đoạn đầu, các triệu chứng không rõ ràng. Sang đến giai đoạn 2, đã bắt đầu xuất hiện các triệu chứng toàn thân nhưng người bệnh vẫn có khả năng phản xạ. Đến giai đoạn 3, khả năng phản xạ vận động của người bệnh suy giảm đáng kể, đồng thời cũng khó khăn hơn trong việc giữ thăng bằng. Bước sang giai đoạn 4, khả năng vận động của người bệnh bị hạn chế, chỉ di chuyển trong cự ly gần. Cuối cùng, mất khả năng vận động khi bước vào giai đoạn 5.

Căn nguyên gây ra bệnh Parkinson được cho là do các tế bào thần kinh hạch nền bị suy yếu hoặc mất đi. Ở trạng thái bình thường, các tế bào thần kinh này sẽ tạo ra một chất hóa học với vai trò chất dẫn truyền thần kinh được gọi là Dopamine. Vì thế khi tế bào này suy yếu hoặc mất đi, lượng Dopamine sản xuất ra sẽ bị suy giảm.

Ngoài ra, một số yếu tố được cho là liên quan đến bệnh Parkinson và làm tăng nguy cơ mắc bệnh như:

  • Độ tuổi: Tuổi càng cao thì lượng Dopamine trong cơ thể càng giảm.
  • Di truyền: Nếu gia đình có người bị Parkinson thì nguy cơ mắc bệnh của các thành viên khác sẽ cao hơn bình thường.
  • Tiếp xúc hóa chất: Thường xuyên tiếp xúc với hóa chất trong môi trường cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ bị Parkinson khi tuổi cao.

5 dấu hiệu bệnh Parkinson điển hình

Các dấu hiệu mắc bệnh lý Parkinson thường gặp bao gồm:

  • Run chân tay: Dấu hiệu phổ biến của bệnh Parkinson, xuất hiện ngay cả khi nghỉ ngơi bao gồm cả run nhẹ ở ngón tay, cổ tay, bàn tay, bàn chân và thậm chí là môi, lưỡi, cằm.
  • Triệu chứng run: Chỉ người bệnh mới cảm nhận được trong giai đoạn đầu; khi bệnh tiến triển, người đối diện có thể quan sát thấy.
  • Chữ viết thay đổi: Kiểm soát chuyển động kém khiến chữ viết của người bệnh chậm, nhỏ và sát nhau hơn.
  • Tê cứng, giảm vận động: Không giảm khi giảm cường độ vận động và có xu hướng trở nên nghiêm trọng hơn, xảy ra ở mọi bộ phận cơ thể.
  • Sự thay đổi trong đi lại: Bước đi chậm, ngắn, khó khăn đặc biệt khi lên xuống bậc thang hoặc dốc, dễ bị ngã, không vung tay khi đi bộ.
  • Giọng nói thay đổi: Nói chậm, thì thào, khó mở miệng, lặp lại từ giống nhau, khó thể hiện cảm xúc trên khuôn mặt.
  • Tư thế thay đổi: Người bệnh có xu hướng cúi về phía trước, mất thăng bằng.

Run chân tay

Run là một trong những dấu hiệu bệnh Parkinson phổ biến nhất. Tình trạng run chân tay có thể xảy ra ngay cả khi nghỉ ngơi. Thậm chí có thể xuất hiện những cơn co giật nhẹ ở ngón tay, cổ tay, bàn tay hoặc bàn chân. Nhiều trường hợp còn xảy ra ở môi, lưỡi và cằm.

Cảnh báo 5 dấu hiệu bệnh Parkinson thường gặp 2
Run tay chân là dấu hiệu Parkinson phổ biến

Triệu chứng run thường chỉ có người bệnh Parkinson có thể tự cảm nhận triệu chứng này trong giai đoạn đầu. Nhưng đến khi bệnh tiến triển nặng, người đối diện cũng có thể quan sát thấy biểu hiện này.

Chữ viết thay đổi

Bệnh Parkinson khiến cho người bệnh gặp rắc rối trong việc kiểm soát chuyển động, nhất là các cử động tinh vi như viết. Chính vì thế, khi mắc bệnh này người bệnh sẽ viết chậm hơn, nét chữ nhỏ và sát nhau hơn so với bình thường.

Tê cứng, giảm vận động

Giảm vận động có thể xảy ra ở người bình thường khi bước vào độ tuổi trên 60 tuổi. Tuy nhiên, ở người bị Parkinson tình trạng này không có xu hướng giảm khi giảm cường độ vận động mà ngày càng nghiêm trọng hơn. Đây là dấu hiệu bệnh Parkinson và nó có thể xảy ra ở bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể.

Sự thay đổi ở người mắc Parkinson có thể dễ dàng nhận ra như đi chậm, bước ngắn, đi lại khó khăn, đặc biệt khi đi lên bậc thang hoặc xuống dốc. Bên cạnh đó, người bệnh rất dễ bị ngã hoặc không vung tay khi đi bộ.

Giọng nói thay đổi

Trong giai đoạn đầu, triệu chứng này thường khó nhận ra nhưng dần dần ở giai đoạn sau, các biểu hiện ở giọng nói sẽ rõ ràng hơn. Người bệnh Parkinson thường nói chậm, thì thào, việc mở miệng khó khăn và thường lặp lại các từ giống nhau. Đặc biệt, người bệnh cũng gặp khó khăn khi thể hiện cảm xúc trên khuôn mặt.

Tư thế thay đổi

Dấu hiệu bệnh Parkinson nếu không được kiểm soát sẽ tiến triển dần theo thời gian khiến cho người bệnh dần thay đổi tư thế. Người bệnh Parkinson thường có xu hướng cúi về phía trước hoặc bị mất thăng bằng.

Cảnh báo 5 dấu hiệu bệnh Parkinson thường gặp 3
Dáng đi của người bị Parkinson dần thay đổi theo thời gian

Biến chứng và phương pháp phòng ngừa

Các dấu hiệu bệnh Parkinson nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:

Theo các chuyên gia, để phòng ngừa nguy cơ mắc Parkinson thì việc tăng cường sức khỏe não bộ là vô cùng cần thiết. Một số biện pháp được chuyên gia khuyến cáo như:

  • Bổ sung thực phẩm giàu flavonoid;
  • Bổ sung đủ vitamin D;
  • Tăng cường vận động, tập luyện thể dục thể thao vừa sức;
  • Hạn chế tiếp xúc với các hóa chất độc hại.

Bệnh Parkinson tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại ảnh hướng rất nghiêm trọng đến sinh hoạt và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Hy vọng những thông tin trong bài viết này sẽ giúp bạn và người thân có thêm kiến thức để nhận biết dấu hiệu bệnh Parkinson, từ đó có thể điều trị sớm trước khi bệnh bước vào giai đoạn nặng.

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin