Sử dụng kim tiền thảo như thế nào để không ảnh hưởng cơ thể?
Ngày 25/04/2023
Kích thước chữ
Mặc định
Lớn hơn
Kim tiền thảo là một loại thảo dược được sử dụng trong cả y học cổ truyền lẫn hiện đại với nhiều tác dụng chữa bệnh khác nhau. Ở bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu kỹ hơn về công dụng, cách dùng và một vài lưu ý khi uống kim tiền thảo.
Kim tiền thảo còn được gọi với một cái tên quen thuộc khác là vảy rồng. Đây là một loại thảo dược thuộc họ đậu (Fabaceae), tính bình, vị ngọt. Từ ngày xưa, trong dân gian thường dùng loại dược liệu này để giảm sỏi thận, sỏi mật, mụn nhọt, viêm đường tiết niệu,... Tuy mang đến nhiều lợi ích là vậy, nhưng có nhiều nhận định cho rằng sử dụng kim tiền thảo sẽ ảnh hưởng đến dạ dày. Để hiểu rõ hơn về việc này, cùng tìm hiểu các thông tin dưới đây.
Tổng quan về cây kim tiền thảo
Kim tiền thảo còn được gọi là cây mắt trâu, đồng tiền lông, mắt rồng, vảy rồng, là một loài thực vật thân thảo thuộc họ Đậu (Fabaceae) với tên khoa học là Desmodium styracifolium. Loài cây này có nguồn gốc bản địa tại khu vực Đông Nam Á và vùng Hoa Nam (Trung Quốc) và thường được tìm thấy ở các vùng núi hay đồi có độ cao dưới 1000m.
Ở Việt Nam, loài cây này thường sinh sống ở những vùng đất cát pha, có nhiều ánh sáng, như vùng trung du như Hà Tây, Bắc Giang, Hải Phòng, Hòa Bình, Ninh Bình, Yên Bái, Lạng Sơn. Bộ phận được sử dụng trong y học từ kim tiền thảo là lá và thân cây, chứa nhiều thành phần hóa học có tác dụng trong mặc dược học như coumarin, flavonoid, saponin.
Kim tiền thảo là một loại thảo dược được sử dụng trong cả y học cổ truyền lẫn hiện đại với nhiều tác dụng chữa bệnh khác nhau. Trong y học cổ truyền, kim tiền thảo được coi là một vị thuốc quan trọng và được sử dụng trong nhiều bài thuốc để chữa các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, hô hấp, thần kinh, đau đầu, viêm loét dạ dày tá tràng, mất ngủ, rối loạn tiêu hóa và rối loạn tiền đình.
Kim tiền thảo có tác dụng giải độc gan, bảo vệ gan, giảm các triệu chứng của viêm gan, cải thiện chức năng gan và giúp tăng cường hệ thống miễn dịch. Kim tiền thảo cũng có khả năng giúp điều hòa tiêu hóa, giảm các triệu chứng đầy hơi, ợ nóng, chướng bụng và đầy bụng. Nó cũng có tác dụng giảm đau, giảm ho, tiêu diệt vi khuẩn và tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
Ngoài ra, kim tiền thảo còn được sử dụng để hỗ trợ điều trị các bệnh như tiểu đường, cao huyết áp, viêm khớp, đau lưng, chứng mất ngủ, chứng ho lâu ngày, rối loạn tiền đình và chứng cảm cúm.
Sử dụng kim tiền thảo như thế nào để không ảnh hưởng cơ thể?
Không ít người cũng muốn uống dược liệu này nhưng lại lo ngại liệu rằng uống kim tiền thảo có ảnh hưởng gì đến cơ thể không? Theo các chuyên gia, người dùng sẽ không bị ảnh hưởng gì khi uống kim tiền thảo. Tuy nhiên, đối với những người bị đau dạ dày kèm theo các triệu chứng tỳ hư hoặc tiêu chảy thì nên tránh sử dụng.
Bởi lẽ, trong kim tiền thảo có chứa thành phần hóa học Soyasaponin. Hoạt chất này có khả năng làm tiêu sỏi nhưng cũng có dễ gây ra tác dụng phụ không mong muốn. Soyasaponin có thể gây kích ứng dạ dày, gây buồn nôn, đầy hơi, đặc biệt là đối với những người có tiền sử hoặc đang mắc các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa như đau dạ dày, xuất huyết.
Nếu muốn sử dụng kim tiền thảo, thì bệnh nhân nên uống sau bữa ăn để tránh kích ứng dạ dày. Thế nhưng, bạn không nên sử dụng quá liều để tránh gây tiêu chảy. Đối với những người có tỳ hư, họ nên hỏi ý kiến bác sĩ hoặc thầy thuốc trước khi sử dụng để tránh gây tác dụng không mong muốn và làm nặng thêm tình trạng bệnh.
Cần lưu ý gì khi sử dụng kim tiền thảo để đảm bảo an toàn?
Theo y học cổ truyền, kim tiền thảo là một loại thảo dược lành tính, an toàn và ít gây tác dụng phụ đối với sức khỏe. Thế nhưng, như đã đề cập, nếu bạn sử dụng quá nhiều thì có thể gây ra một số tác dụng phụ như đau bụng, chướng bụng và buồn nôn.
Việc lạm dụng kim tiền thảo khiến cho gan sẽ hoạt động quá tải, từ đó dễ dẫn đến suy giảm chức năng gan nghiêm trọng. Do đó, bạn không nên sử dụng quá 40gr kim tiền thảo mỗi ngày để tránh tác dụng phụ.
Ngoài ra, cần lưu ý sử dụng kim tiền thảo ở một số đối tượng sau:
Phụ nữ mang thai không nên sử dụng kim tiền thảo. Nếu muốn sử dụng, cần tư vấn và theo dõi sát của các bác sĩ. Vì thuốc này có thể gây những ảnh hưởng bất lợi cho thai nhi.
Người bị đau dạ dày nên uống kim tiền thảo sau khi ăn no.
Những người bị tỳ hư hoặc tiêu chảy không nên sử dụng.
Kim tiền thảo cũng có thể tương tác với một số loại thuốc, thực phẩm chức năng hoặc dược liệu khác mà bạn đang sử dụng. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, nên hỏi ý kiến của chuyên gia y tế trước khi sử dụng bất kỳ loại dược liệu nào.
Tóm lại, sử dụng kim tiền thảo như thế nào để không ảnh hưởng cơ thể? Tuy rằng kim tiền thảo lành tính nhưng bạn cũng cần đảm bảo sử dụng đúng liều lượng, đúng cách để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe. Hy vọng qua các thông tin trên, bạn sẽ hiểu rõ hơn về loại thảo dược này, đồng thời biết được cách dùng đúng đắn để tránh ảnh hưởng đến cơ thể. Từ đó, bạn sẽ tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm trong việc chăm sóc sức khỏe bản thân.
Bảo Vân
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Có thể bạn quan tâm
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.