Tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội, có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe da liễu, hiện tại đang công tác tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Bác sĩNguyễn Văn Tường
Tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội, có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe da liễu, hiện tại đang công tác tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu.
Rối loạn tiền đình làm mất cân bằng tư thế làm cho người bệnh hay bị chóng mặt, hoa mắt, quay cuồng, ù tai, lảo đảo, buồn nôn. Bệnh hay tái phát và làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Rối loạn tiền đình là tình trạng bất thường trong việc truyền dẫn và tiếp nhận thông tin từ tiền đình bị rối loạn trong tai và não, thường do tổn thương dây thần kinh số 8 hoặc động mạch nuôi dưỡng não, có thể gây ra biến chứng nguy hiểm như đột quỵ.
Gồm có 2 loại rối loạn tiền đình phổ biến:
Người bị rối loạn tiền đình thường gặp các triệu chứng sau:
Xem thêm: Các triệu chứng rối loạn tiền đình
Rối loạn tiền đình về cơ bản không gây nguy hiểm cho tính mạng, nhưng nếu không được điều trị kịp thời và hợp lý, nó sẽ gây khó tập trung, giảm sút hiệu quả công việc, nguy hiểm khi tham gia giao thông.
Đối với bệnh nhân lớn tuổi, nguy hiểm lớn nhất của rối loạn tiền đình là nguy cơ té ngã cao, dẫn đến dễ gặp chấn thương nguy hiểm.
Biến chứng của rối loạn tiền định là mất thính lực.
Thông tin thêm: Bệnh rối loạn tiền đình có nguy hiểm không?
Các triệu chứng của rối loạn tiền đình thường không cảnh báo sự trầm trọng của bệnh lý, nhưng khi nó xuất hiện kèm theo các dấu hiệu như sốt cao trên 38 độ C, đau đầu đột ngột, nói khó, giảm hay mất thị lực, mất thính giác, không định hướng được không gian hay thời gian, run rẩy, mất ý thức, tê đầu ngón tay, ngón chân, dễ té ngã, chao đảo, nhịp tim nhanh chậm bất thường, đau tức ngực,.. nên đến gặp bác sĩ ngay thì nó thường cảnh báo các dấu hiệu bệnh lý nghiêm trọng hơn.
Hiện vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây ra rối loạn tiền đình nhưng nó được cho là có liên quan đến:
Xem thêm: Nguyên nhân bị rối loạn tiền đình là gì?
Sở Y tế Thanh Hóa: http://bvthanhpho.ytethanhhoa.gov.vn/
Trung tâm Y tế huyện Bảo Lâm: http://ttytbaolam.soytecaobang.gov.vn/
Sở Y tế Nam Định: https://soyte.namdinh.gov.vn/
Những nguyên nhân thường gặp gây rối loạn tiền đình bao gồm: Viêm tai giữa do nhiễm virus hoặc vi khuẩn, sau chấn thương đầu gây tổn thương cơ quan tiền đình tiểu não, rối loạn tuần hoàn máu như tắc động mạch tiền đình, co thắt động mạch cột sống ảnh hưởng đến tai trong hoặc não bộ, các yếu tố di truyền và môi trường sống (ô nhiễm tiếng ồn, stress, mất ngủ, áp lực công việc, ít vận động…), hoặc sử dụng thuốc giảm đau kéo dài.
Để phân biệt rối loạn tiền đình với các vấn đề sức khỏe khác, bác sĩ sẽ thực hiện một số xét nghiệm và kiểm tra, như xét nghiệm thính lực, kiểm tra chức năng tiền đình, và chẩn đoán hình ảnh như MRI hoặc CT scan. Các triệu chứng của rối loạn tiền đình thường bao gồm: Chóng mặt kèm theo cảm giác quay cuồng và mất cân bằng, trong khi các vấn đề sức khỏe khác có chóng mặt đi kèm với các triệu chứng khác như đau ngực hay khó thở.
Rối loạn tiền đình có thể ảnh hưởng đến khả năng lái xe vì các triệu chứng chóng mặt và mất thăng bằng có thể làm giảm khả năng tập trung và phản ứng nhanh. Người rối loạn tiền đình cảm thấy quay cuồng, chao đảo, khó khăn khi thay đổi tư thế, thậm chí không thể đứng lên được. Ngoài ra còn bị mất thăng bằng, đi lại khó khăn, cảm giác lâng lâng.
Các triệu chứng của rối loạn tiền đình xuất hiện kèm theo các dấu hiệu như: Sốt cao trên 38 độ C, đau đầu đột ngột, nói khó, giảm hay mất thị lực, mất thính giác, không định hướng được không gian hay thời gian, run rẩy, mất ý thức, tê đầu ngón tay, ngón chân, dễ té ngã, chao đảo, nhịp tim nhanh chậm bất thường, đau tức ngực,.. nên đến gặp bác sĩ ngay vì nó thường cảnh báo các dấu hiệu bệnh lý nghiêm trọng hơn. Việc chẩn đoán và điều trị kịp thời rất quan trọng để quản lý bệnh hiệu quả.
Rối loạn tiền đình có thể chỉ xuất hiện vài ngày rồi hết nhưng cũng có thể kéo dài, tái phát nhiều lần. Một số loại rối loạn tiền đình có thể tái phát hoặc trở nên mãn tính nếu không được điều trị đúng cách hoặc nếu nguyên nhân cơ bản không được giải quyết.
Hỏi đáp (0 bình luận)