Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Giới tính

Sùi mào gà ở lưỡi giai đoạn đầu có dấu hiệu gì?

Ngày 19/11/2024
Kích thước chữ

Là bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến, sùi mào gà có thể xuất hiện ở nhiều vị trí trên cơ thể, bao gồm cả vùng miệng và lưỡi. Trong đó, sùi mào gà ở lưỡi gây khó chịu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nếu không được điều trị kịp thời. Triệu chứng sùi mào gà ở lưỡi giai đoạn đầu thường mờ nhạt, dễ nhầm lẫn với các vấn đề miệng thông thường khiến nhiều người bệnh chủ quan bỏ qua.

Là bệnh xã hội do virus Human Papillomavirus (HPV) gây ra, sùi mào gà ở lưỡi thường tạo nên các tổn thương u nhú trên cơ thể người bệnh. Bệnh thường gặp ở cả nam lẫn nữ và có thể lây nhiễm qua nhiều con đường như: Hôn, dùng chung đồ cá nhân, quan hệ tình dục không an toàn hoặc tự lây từ vùng kín lên miệng. Nhận biết sớm dấu hiệu sùi mào gà ở lưỡi giai đoạn đầu sẽ giúp hạn chế nguy cơ lây lan và tăng hiệu quả điều trị.

Phân loại sùi mào gà ở lưỡi

Trước khi tìm hiểu dấu hiệu và tác hại của bệnh sùi mào gà ở lưỡi giai đoạn đầu, hãy cùng nhà thuốc Long Châu tìm hiểu cách phân loại bệnh lý này. Sùi mào gà ở lưỡi được phân loại theo ba tiêu chí chính sau:

Phân loại theo dạng

Dựa trên triệu chứng, sùi mào gà ở lưỡi được chia thành các dạng sau:

  • U nhú hình vảy: Là các u nhú tế bào vảy do virus HPV, chủ yếu là HPV 6 và HPV 11 gây ra. Dạng này không chỉ xuất hiện ở lưỡi mà còn có thể thấy ở các bộ phận khác như: Miệng, thực quản, đường hô hấp và bộ phận sinh dục.
  • Mụn cóc (mụn cơm): Mụn cóc do HPV 2 và HPV 4 gây ra, xuất hiện dưới dạng các vết sưng nhỏ, có màu da hoặc trông giống như: Súp lơ, đường kính khoảng 1-3mm. Những mụn này thường khó nhận thấy bằng mắt thường.
  • Bệnh Heck: Là một chứng rối loạn mụn cóc lành tính hiếm gặp. Bệnh do HPV loại 13 và 32 gây ra và chủ yếu xuất hiện ở niêm mạc miệng. Tình trạng thường được phát hiện ở người Mỹ bản địa và ảnh hưởng chủ yếu đến trẻ em và thanh niên, đặc biệt là ở trẻ em gái.
  • Bướu Condyloma: Thường gặp ở vùng sinh dục nhưng đôi khi cũng có thể xuất hiện ở niêm mạc miệng, đặc biệt là ở lưỡi. Bướu Condyloma ở miệng gây đau khi ăn uống hoặc nói chuyện và có thể dẫn đến chảy máu nếu không được điều trị. Nguyên nhân gây ra dạng sùi mào gà ở lưỡi này thường do HPV tuýp 2, 6 và 11.
Sùi mào gà ở lưỡi giai đoạn đầu có dấu hiệu gì? - 1
Sùi mào gà ở lưỡi được phân thành nhiều dạng khác nhau

Phân loại theo vị trí

Dựa theo vị trí xuất hiện, sùi mào gà ở lưỡi được chia thành: Sùi mào gà đầu lưỡi, sùi mào gà thân lưỡi và sùi mào gà cuống lưỡi. Các loại này chỉ khác nhau về vị trí, còn về bản chất, hình dạng của các mụn cóc và triệu chứng bệnh là như nhau.

Phân loại theo mức độ nghiêm trọng

Dựa trên mức độ tiến triển của bệnh, sùi mào gà ở lưỡi được chia thành:

  • Sùi mào gà ở lưỡi giai đoạn đầu: Xuất hiện các nốt mụn nhỏ li ti, dễ nhầm lẫn với nhiệt miệng, nên thường bị bỏ qua và không điều trị kịp thời.
  • Sùi mào gà ở lưỡi giai đoạn phát triển: Các nốt sùi rõ hơn, màu trắng hay hồng nhạt có dạng như: Súp lơ, dễ chảy máu hoặc mưng mủ khi tiếp xúc với thức ăn.
  • Sùi mào gà ở lưỡi giai đoạn nặng: Các nốt sùi phát triển lớn, gây đau đớn, chảy máu và tăng nguy cơ nhiễm trùng. Nếu không điều trị, bệnh có thể dẫn đến ung thư lưỡi.
Sùi mào gà ở lưỡi giai đoạn đầu có dấu hiệu gì? - 2
Sùi mào gà ở lưỡi giai đoạn đầu sẽ xuất hiện các nốt mụn nhỏ li ti

Dấu hiệu bệnh sùi mào gà ở lưỡi giai đoạn đầu

Sùi mào gà ở lưỡi thường có thời gian ủ bệnh từ 2-9 tháng, trong suốt thời gian này, các triệu chứng có thể không rõ ràng. Khi mắc sùi mào gà ở lưỡi giai đoạn đầu, người bệnh thường không nhận biết được và dễ nhầm lẫn tình trạng này với các vấn đề miệng thông thường như: Nhiệt miệng hoặc viêm họng và chủ quan bỏ qua. Do đó, họ thường không điều trị kịp thời, dẫn đến bệnh phát triển nặng và gây khó khăn cho việc điều trị sau này, thậm chí có thể gây biến chứng nguy hiểm và tốn kém chi phí điều trị.

Sùi mào gà ở lưỡi có thể xuất hiện ở nam và nữ. Dấu hiệu bệnh có thể khác nhau tùy theo loại HPV gây bệnh. Khi mắc sùi mào gà ở lưỡi giai đoạn đầu, bệnh nhân có thể nhận thấy các nốt sần li ti hoặc các nốt mụn có màu hồng tươi hoặc hồng đỏ, xuất hiện trên mặt trên hoặc dưới của lưỡi. Các nốt mụn này thường có kích thước nhỏ, nhô lên hoặc phẳng và không gây đau hay khó chịu. Trong nhiều trường hợp, hệ thống miễn dịch sẽ tự loại bỏ virus HPV khỏi cơ thể trước khi các triệu chứng nghiêm trọng xuất hiện.

Nếu để lâu, các nốt mụn này sẽ phát triển to dần và có thể liên kết lại thành các mảng lớn, mang hình dáng giống mào gà hoặc súp lơ. Đồng thời, các nốt mụn có thể gây đau, rát và làm giảm cảm giác ngon miệng khi ăn uống. Một số bệnh nhân cũng có thể gặp tình trạng sưng tấy ở vòm họng hoặc hàm, gây cảm giác khó chịu, đau rát và gặp khó khăn khi nuốt.

Sùi mào gà ở lưỡi giai đoạn đầu có dấu hiệu gì? - 3
Sùi mào gà ở lưỡi giai đoạn đầu dễ nhầm lẫn với các bệnh khác

Tác hại của bệnh sùi mào gà ở lưỡi giai đoạn đầu

Sùi mào gà ở lưỡi giai đoạn đầu nếu không được điều trị có thể gây ra những tác hại nghiêm trọng đối với sức khỏe như:

  • Tạo điều kiện để virus phát triển mạnh, dẫn đến nhiễm trùng toàn bộ khoang miệng.
  • Các vết loét trên lưỡi gây đau đớn, làm ảnh hưởng đến quá trình ăn uống và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.
  • Bệnh ảnh hưởng đến tâm lý của người bệnh, khiến họ cảm thấy tự ti, e ngại và căng thẳng.
  • Nếu không điều trị sớm, bệnh có nguy cơ cao phát triển ung thư vòm họng.

Bị sùi mào gà ở lưỡi giai đoạn đầu có chữa được không?

Bị sùi mào gà ở lưỡi giai đoạn đầu có chữa được không? Việc mắc sùi mào gà ở lưỡi có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng ăn uống và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Do khoang miệng là vùng ẩm ướt, các tổn thương ở đây dễ bị viêm nhiễm và khó điều trị hơn so với những nốt sùi ngoài da.

Tuy nhiên, sùi mào gà ở lưỡi có thể được điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau như: Dùng thuốc, đốt điện, đốt laser hoặc áp lạnh. Phương pháp điều trị cụ thể sẽ phụ thuộc vào tình trạng bệnh và điều kiện của người bệnh. Phát hiện sớm ở giai đoạn đầu, việc điều trị cũng sẽ dễ dàng và ít tốn kém hơn. Vì vậy, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và điều trị đúng phương pháp, tuyệt đối không tự ý sử dụng các loại thuốc bôi bên ngoài.

Sùi mào gà ở lưỡi giai đoạn đầu có dấu hiệu gì? - 4
Phát hiện sớm ở giai đoạn đầu sẽ nâng cao hiệu quả điều trị sùi mào gà ở lưỡi

Điều trị sùi mào gà ở lưỡi

Tùy vào tình trạng và giai đoạn tiến triển của bệnh, bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Dưới đây là các phương pháp điều trị bệnh sùi mào gà ở lưỡi phổ biến và hiệu quả hiện nay:

Dùng thuốc

Phương pháp này thường được áp dụng cho trường hợp sùi mào gà ở lưỡi giai đoạn đầu, với mức độ nhẹ. Các loại thuốc điều trị có thể là kháng sinh dạng uống, bôi hoặc tiêm. Người bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định của bác sĩ, không tự ý mua thuốc sử dụng, vì điều này có thể gây ra tác dụng phụ và ảnh hưởng đến sức khỏe.

Can thiệp ngoại khoa

Khi điều trị bằng thuốc không hiệu quả, bác sĩ có thể chỉ định các phương pháp can thiệp ngoại khoa, bao gồm:

  • Đốt điện: Sử dụng dao điện để loại bỏ nốt sùi. Tuy nhiên, phương pháp này ít được khuyến khích vì có thể gây chảy máu nhiều sau khi thực hiện.
  • Áp lạnh bằng nitơ lỏng: Đây là phương pháp điều trị sùi mào gà hiệu quả, với tỷ lệ thành công lên đến 60-90%, tùy thuộc vào mức độ bệnh và phản ứng của cơ thể, tỷ lệ thành công có thể thay đổi. Tuy nhiên, để ngăn bệnh tái phát cần kết hợp với điều trị kháng sinh vì nitơ lỏng không có tác dụng với virus gây bệnh.
  • Phương pháp PDT - quang động không xâm lấn: Sử dụng kết hợp thuốc kháng sinh và ánh sáng để loại bỏ các nốt sùi.
  • Phẫu thuật: Áp dụng khi các nốt sùi quá lớn, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật để loại bỏ.
  • Đốt laser: Dùng laser để phá hủy u nhú, mụn cóc hoặc nốt sần và cần kết hợp với điều trị kháng sinh để ngăn ngừa tái phát.
Sùi mào gà ở lưỡi giai đoạn đầu có dấu hiệu gì? - 5
Phẫu thuật sẽ được áp dụng điều trị cho các nốt sùi mào gà có kích thước lớn

Phòng bệnh sùi mào gà ở lưỡi bằng cách nào?

  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng 1 lần nhằm phát hiện sớm bệnh tật, đặc biệt là đối với các bệnh lây truyền qua đường tình dục như: Sùi mào gà ở lưỡi.
  • Sinh hoạt tình dục lành mạnh: Sử dụng bao cao su, hạn chế quan hệ tình dục qua đường miệng và duy trì mối quan hệ chung thủy, tránh nhiều bạn tình, đặc biệt là những đối tượng có tình trạng sức khỏe không rõ ràng.
  • Tiêm vắc xin ngăn ngừa virus HPV.
  • Bỏ ngay các thói quen xấu như: Quan hệ tình dục không an toàn, chia sẻ đồ dùng cá nhân, tham gia vào các hoạt động nguy cơ cao như: Quán bar, hộp đêm, sử dụng chất kích thích hay thói quen vệ sinh cơ thể kém.

Để bảo vệ sức khỏe và ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng, việc nhận diện sớm dấu hiệu của sùi mào gà ở lưỡi giai đoạn đầu là rất quan trọng. Nếu bạn phát hiện bất kỳ triệu chứng bất thường nào ở miệng hoặc lưỡi, hãy ngay lập tức đến bác sĩ để được thăm khám và tư vấn xử lý kịp thời. Đừng xem nhẹ các dấu hiệu dù là nhỏ, vì sùi mào gà không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm cao. Việc chủ động phòng ngừa và điều trị sẽ giúp bạn kiểm soát bệnh tốt hơn, đồng thời bảo vệ sức khỏe của bản thân và cộng đồng.

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin