Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Tai - Mũi - Họng/
  4. Nhiệt miệng

Nhiệt miệng là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Bác sĩNguyễn Thị Hải Anh

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Bác sĩ Y học cổ truyền từ Đại học Y Hà Nội năm 2018, bác sĩ đã có thời gian tích lũy kinh nghiệm tại Khoa Nội Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Vĩnh Phúc. Tháng 4/2020, bác sĩ chuyển sang công tác trong lĩnh vực tiêm chủng. Đến nay, bác sĩ đã có hơn 4 năm kinh nghiệm tiêm chủng và hiện đang công tác tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu.

Xem thêm thông tin

Nhiệt miệng là biểu hiện sưng viêm tại niêm mạc miệng, thường gây ra cảm giác đau rát và khó chịu. Nhiệt miệng rất hay gặp trong đời sống và đối tượng nào cũng có nguy cơ mắc nhiệt miệng.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung nhiệt miệng

Nhiệt miệng là tình trạng phổ biến xuất hiện ở miệng, có triệu chứng sưng tấy, viêm loét ở niêm mạc miệng. Nhiệt miệng gây ra cảm giác nóng, đau rát và khó chịu, dẫn đến bất tiện trong sinh hoạt hằng ngày đặc biệt là khi ăn uống, trường hợp nặng có thể dẫn đến viêm loét trầm trọng và nhiễm trùng.

Triệu chứng nhiệt miệng

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh nhiệt miệng

Triệu chứng của bệnh nhiệt miệng thường gồm các dấu hiệu sau:

  • Hình thành các vết loét trong miệng: Các vết loét này thường xuất hiện trên lợi, lưỡi, bên trong má, bên trong môi, và trên vòm miệng. Chúng có thể gây đau đớn và khó chịu đáng kể.
  • Màu sắc của vết loét: Các vết loét thường có màu trắng hoặc vàng, bao quanh bởi một vùng viêm đỏ.
  • Cảm giác đau rát: Các vết loét có thể gây cảm giác đau rát hoặc châm chích, đặc biệt khi ăn các thực phẩm mặn, chua, hay cay.
  • Khó khăn trong việc ăn uống và nói chuyện: Do đau và khó chịu, người bệnh có thể gặp khó khăn trong việc ăn uống và nói chuyện.

Các triệu chứng này có thể kéo dài từ vài ngày đến hai tuần tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của từng trường hợp và sức khỏe tổng thể của người bệnh.

Tác động của bệnh nhiệt miệng đối với sức khỏe

Bệnh nhiệt miệng gây ra sự khó chịu trong sinh hoạt hằng ngày như cảm giác nóng rát, đau nhức,... khiến bệnh nhân bất tiện trong việc ăn uống, vệ sinh cá nhân như đánh răng, súc miệng hoặc ngay cả khi nói chuyện.

Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh nhiệt miệng

Nhiệt miệng có thể biến chứng thành viêm loét vòm miệng, sốt, hoại tử mô và tế bào, nhiễm trùng miệng, tiêu hóa hoặc nhiễm trùng toàn thân nếu không được chẩn đoán và chữa trị kịp thời.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

Nguyên nhân nhiệt miệng

Những nguyên nhân dẫn đến nhiệt nhiệt là do:

  • Hormone: Sự thay đổi hormone, đặc biệt là trong thời kỳ kinh nguyệt, có thể gây ra nhiệt miệng.
  • Vi khuẩn: Vi khuẩn Helicobacter pylori, thường gây loét dạ dày, cũng có liên quan đến sự phát triển của nhiệt miệng.
  • Thực phẩm nhạy cảm: Các loại thực phẩm nhạy cảm như sôcôla, cà phê, dâu tây, trứng, các loại hạt, phô mai, và thực phẩm có vị chua hoặc cay có thể kích thích sự hình thành của nhiệt miệng.
  • Thiếu hụt Vitamin: Thiếu hụt vitamin B12, kẽm, folate (axit folic), hoặc sắt có thể dẫn đến sự phát triển của nhiệt miệng.
  • Áp lực tinh thần (Stress): Căng thẳng và áp lực tinh thần cũng là những yếu tố gây ra nhiệt miệng.

Những yếu tố này cho thấy sự đa dạng trong các nguyên nhân có thể gây ra nhiệt miệng, từ sinh lý cơ thể đến các yếu tố môi trường bên ngoài

Chia sẻ:

Có thể bạn quan tâm

Nguồn tham khảo

Câu hỏi thường gặp về bệnh nhiệt miệng

Chế độ ăn uống nào giúp nhanh lành vết loét nhiệt miệng?

Chế độ ăn uống giúp nhanh lành vết loét do nhiệt miệng gây ra:

  • Thực phẩm giàu lysine đặc biệt có lợi. Lysine là một loại axit amin được biết đến có tác dụng hỗ trợ phục hồi mô và có thể ngăn ngừa loét tái phát. Ví dụ: Thịt gà, thịt bò, cá mòi, cá tuyết, phô mai và sữa chua, trứng, đậu nành,...
  • Thực phẩm chứa vitamin B12 là một chất dinh dưỡng quan trọng khác giúp chữa lành vết loét miệng.
  • Duy trì đủ nước mà không làm vết loét trở nên trầm trọng hơn. Bạn có thể sử dụng: Nước lọc ở nhiệt độ phòng, trà thảo mộc, nước ép lô hội, nước dừa,...

Xem thêm thông tin: Những cách ăn uống đúng cách khi bị nhiệt miệng

Cần làm gì nếu vô tình ăn phải thức ăn làm kích ứng vết loét miệng?

Nên tránh loại thực phẩm nào khi bị nhiệt miệng?

Tại sao vitamin B12 lại quan trọng trong việc ngăn ngừa nhiệt miệng?

Những biến chứng có thể xảy ra khi bị nhiệt miệng là gì?

Hỏi đáp (0 bình luận)