Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Suy dinh dưỡng kwashiorkor ở trẻ - Phòng suy dinh dưỡng kwashiorkor như thế nào là đúng?

Ngày 18/06/2018
Kích thước chữ

Trong suy nghĩ của người lớn, suy dinh dưỡng ở trẻ thường là những trẻ có cơ thể ốm yếu, gầy gò, xanh xao,… nhưng suy dinh dưỡng kwashiorkor ở trẻ lại có tình trạng bề ngoài mập mạp, khỏe mạnh. Vậy làm cách nào để phát hiện suy dinh dưỡng kwashiorkor ở trẻ?

Trong suy nghĩ của người lớn, suy dinh dưỡng ở trẻ thường là những trẻ có cơ thể ốm yếu, gầy gò, xanh xao,… nhưng suy dinh dưỡng kwashiorkor ở trẻ lại có tình trạng bề ngoài mập mạp, khỏe mạnh. Vậy làm cách nào để phát hiện suy dinh dưỡng kwashiorkor ở trẻ?

Suy dinh dưỡng kwashiorkor là gì?

Suy dinh dưỡng kwashiorkor ở trẻ- Phòng suy dinh dưỡng kwashiorkor như thế nào là đúng 1Suy dinh dưỡng kwashiorkor là tình trạng cơ thể trẻ thiếu chất trầm trọng nhưng cơ thể lại bị phù mập mạp.

Suy dinh dưỡng kwashiorkor hay còn gọi là suy dinh dưỡng thể phù là một dạng suy dinh dưỡng nặng ở trẻ. Khác với những biểu hiện chúng ta thường thấy ở trẻ suy dinh dưỡng gầy còm là cơ thể thấp bé, nhẹ cân, còi cọc thì trẻ bị suy dinh dưỡng kwashiorkor có cơ thể bị phù nhưng thực chất lại thiếu chất dinh dưỡng. Dạng này được biểu hiện qua phù từ chân đến mặt, sau đó là phù toàn thân, da thịt bị nhão, mềm, ấn vào sẽ bị lõm.

Biểu hiện của suy dinh dưỡng kwashiorkor

Ngoài những biệu hiện khác biệt ở trên thì trẻ suy dinh dưỡng kwashiorkor sẽ có những biểu hiện cụ thể như sau:

  • Mặt trẻ tròn nhưng tay chân khẳng khiu, bụng trương phình.

  • Sắc tố da không đều màu, có những chấm đỏ rải rác rồi lan dần tụ lại thành những đám màu nâu sẫm, xuất hiện vài ngày rồi bong da và để lại lớp da non đỏ, rỉ nước, tập trung nhiều ở nách, bẹn, mông.

  • Rối loạn tiêu hóa, biếng ăn, nôn ọe, ỉa chảy kéo dài.

  • Gan to do thoái hóa mỡ, giảm đạm máu,…

  • Tóc thưa, dễ rụng, có màu hung đỏ, móng tay mềm dễ gãy.

Nguyên nhân dẫn đến suy dinh dưỡng kwashiorkor

Suy dinh dưỡng kwashiorkor ở trẻ- Phòng suy dinh dưỡng kwashiorkor như thế nào là đúng 2Mỗi bữa ăn của trẻ đều vô cùng quan trọng, việc không cân bằng được dinh dưỡng trong bữa ăn sẽ là nguyên nhân dẫn đến suy dinh dưỡng kwashiorkor.

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng suy dinh dưỡng kwashiorkor nhưng nguyên chủ yếu thường do hoàn cảnh gia đình, cha mẹ không có điều kiện nuôi con bằng sữa mẹ hoặc sợ chảy xệ ngực khi cho trẻ bú mà chỉ sử dụng sữa ngoài, nước cháo pha sữa, bột dinh dưỡng, những thực phẩm nước nhưng không phải sữa mẹ hoặc do chế độ dinh dưỡng không đầy đủ cho trẻ.

Nguyên nhân thứ hai là tình trạng sức khỏe của trẻ không được tốt do trẻ mắc các chứng bệnh di truyền hoặc nhiễm khuẩn sơ sinh kết hợp chế độ dinh dưỡng thiếu hợp lý. Chẳng hạn, khẩu phần thức ăn hằng ngày của trẻ không đủ dinh dưỡng, sử dụng những loại sữa không phù hợp với thể trạng trẻ,…

Phòng suy dinh dưỡng kwashiorkor như thế nào?

Suy dinh dưỡng kwashiorkor là tình trạng thiếu chất dinh dưỡng trầm trọng nên để phòng căn bệnh này chính là phải cung cấp dinh dưỡng đủ cho trẻ. Điều này phải được thực hiện từ khi trẻ còn trong bụng mẹ. Trong thời gian mang thai, mẹ bầu cần phải ăn uống bồi dưỡng hơn bình thường, uống đầy đủ các loại vitamin trong suốt thai kì.

Suy dinh dưỡng kwashiorkor ở trẻ- Phòng suy dinh dưỡng kwashiorkor như thế nào là đúng?Những tháng đầu đời của trẻ rất quan trọng, do đó, mẹ cần cho trẻ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn dặm đề phòng suy dinh dưỡng kwashiorkor.

Tiếp đến, khi bé chào đời nên nuôi trẻ hoàn toàn bằng sữa mẹ trong suốt 6 tháng đầu đời. Sau 6 tháng khi trẻ đã đủ tuổi ăn dặm thì mẹ cần phải tuân thủ chế độ ăn dặm đủ 4 nhóm thức ăn, bao gồm: tinh bột, chất béo, chất đạm và rau quả tươi.

Đối với trường hợp mẹ không có sữa hoặc ít sữa thì cho trẻ ăn thêm sữa bò hoặc sữa đậu nành, tuyệt đối không dùng nước cháo đơn thuần để nuôi trẻ.

Nên khám sức khỏe định kỳ và theo dõi cân nặng trẻ mỗi tháng một lần lần và hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng để cân đối lại chế độ ăn hợp lý cho trẻ.

Có thể ban đầu bệnh không có nhiều biểu hiện trầm trọng nhưng bệnh có thể gây tử vong do điều trị bệnh khó. Do đó, khi trẻ có bất cứ tình trạng nào kể trên hoặc cơ thể trẻ không khỏe, mẹ cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Ánh Trần

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.

Xem thêm thông tin
Chủ đề:suy dinh dưỡng