Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Suy dinh dưỡng ở trẻ mà chúng ta thường thấy sẽ là tình trạng trẻ ốm yếu, gầy gò, xanh xao. Nhưng khi trẻ bị suy dinh dưỡng thể phù, nhìn từ bên ngoài bạn vẫn sẽ thấy mặt trẻ tròn trĩnh, cơ thể mập mạp. Vậy làm cách nào để biết trẻ đang bị suy dinh dưỡng thể phù và cách điều trị căn bệnh này.
Suy dinh dưỡng là tình trạng thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết, gây ảnh hưởng đến quá trình sống, hoạt động và tăng trưởng của cơ thể. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, suy dinh dưỡng thể phù là biểu hiện của mức độ suy dinh dưỡng nặng. Bệnh còn được gọi với cái tên khác là suy dinh dưỡng kwashiorkor.
Thông thường khi trẻ bị suy dinh dưỡng thể phù, cha mẹ sẽ ít phát hiện ra tình trạng của trẻ. Bởi vì, nhìn từ bên ngoài, trẻ vẫn mập mạp, khỏe mạnh, và không có vẻ gầy gò, ốm yếu như những trẻ suy dinh dưỡng khác. Tuy nhiên, mẹ có thể để ý thấy, trẻ bị suy dinh dưỡng thể phù thì cơ thể sẽ mập không đều. Chẳng hạn vùng bụng, mu bàn tay, bàn chân sưng phù nhưng cẳng tay cẳng chân thì khẳng khiu. Ngoài ra, trẻ còn có những biểu hiện khác như:
Sắc tố da không đều màu;
Da bị bong tróc, có những đốm da ẩn đỏ hoặc đen loang lổ xuất hiện;
Da vàng vọt do thiếu máu;
Trẻ có thể bị quáng gà.
Trẻ có thể có thêm những dấu hiệu khác ngoài những biểu hiện kể trên.
Đối với trẻ bị suy sinh dưỡng thể phù thì có hai nguyên nhân chính:
Nguyên nhân bệnh lý
Trẻ bị mắc những chứng bệnh di truyền rối loạn nhiễm sắc thể, bệnh nội tiết tố, bệnh thận hoặc nhiễm khuẩn sơ sinh.
Sai lầm trong cách nuôi dưỡng
Điều này xuất hiện khi mẹ có những sai lầm về dinh dưỡng khi nuôi dưỡng trẻ. Nhất là trong giai đoạn ăn dặm từ 6 đến 24 tháng tuổi, nếu không được chăm sóc dinh dưỡng đầy đủ sẽ là nguyên nhân chính khiến trẻ bị suy dinh dưỡng thể phù. Hoặc những bữa ăn bị mất cân bằng dinh dưỡng trong một thời gian dài hình thành thói quen ăn uống không lành mạnh như trẻ chỉ thích ăn thịt, thực phẩm nhiều dầu mỡ mà không thích ăn rau xanh, hoa quả. Từ đó để lại nhiều hệ lụy cho sức khỏe của trẻ sau này.
Nếu mẹ nghi ngờ trẻ mắc chứng suy dinh dưỡng thể phù, mẹ cần đưa trẻ đến gặp các bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng để được kiểm tra. Đầu tiên, trẻ sẽ được kiểm tra độ lớn của gan. Sau đó, trẻ sẽ được làm các xét nghiệm về máu để đo nồng độ đạm trong máu của trẻ. Những thông số này giúp xác định xem trẻ có bị suy dinh dưỡng hay không và kiểm tra sức khỏe tổng thể của trẻ.
Nếu tình trạng trẻ nghiêm trọng phải nhập viện, bác sĩ sẽ xem xét tăng cường bổ sung đạm vitamin và các khoáng chất khác hoặc truyền máu cho trẻ. Đồng thời, sau khi xuất viện, việc bổ sung các khoáng chất như kẽm, sắt, acid folic và các vitamin tổng hợp có thể được kéo dài đến vài tháng.
Mặt khác, nếu tình trạng trẻ không nguy hiểm và có thể chăm sóc tại nhà, bác sĩ sẽ hướng dẫn phụ huynh thực hiện bổ sung chế độ ăn điều trị với đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng cân đối.
Có thể ban đầu, bệnh ở thể nhẹ trẻ sẽ có triệu chứng phù mặt, mí mắt, mu bàn chân nhưng lâu dần sẽ chuyển sang phù toàn thân. Tuy nhiên, khi không được điều trị kịp thời, xương và các cơ quan nội tạng như tim, gan, ruột cũng bị phù, gây nguy hiểm đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng của trẻ. Do đó, mẹ cần theo dõi cân nặng của trẻ thường xuyên để phát hiện những thay đổi của trẻ. Bởi trẻ khỏe mạnh thì mỗi tháng đều tăng cân nặng và có một trọng lượng hợp lí. Còn trẻ bị suy dinh dưỡng sẽ sụt cân.
Ánh Trần
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.