Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Tác dụng phụ của cây huyết dụ kiếm và lưu ý khi sử dụng

Ngày 31/01/2023
Kích thước chữ

Cây huyết dụ kiếm còn được gọi với những cái tên khác như long huyết, phát dụ hay huyết dụ đỏ… Loại cây này được ứng dụng nhiều trong Đông y.

Từ trước đến nay, cây huyết dụ kiếm vốn nổi tiếng là một dược liệu quý, sở hữu nhiều công dụng tuyệt vời như bổ huyết, cầm máu, mát máu, tiêu ứ… Nhờ vậy, nó đã được chế biến thành vô vàn các bài thuốc để điều trị nhiều loại bệnh, vô cùng hiệu quả. Thậm chí, những bài thuốc đó còn được lưu truyền trong dân gian đến ngày nay.

Giới thiệu về đặc điểm của cây huyết dụ kiếm

Cây huyết dụ kiếm có tên khoa học là Cordyline Terminalis Kunth, thuộc họ huyết dụ (Dracaenaceae). Đây là một dược liệu quý hiếm, có kích nhỏ và nổi bật với đặc điểm:

Cây huyết dụ kiếm Cây huyết dụ kiếm
  • Thân cây mảnh khảnh, nhỏ nhắn, có chiều cao khoảng 2m, có nhiều đốt sẹo và ít phân nhánh.
  • Lá cây tập trung mọc ở ngọn, hình lưỡi kiếm và xếp thành 2 dãy. Chiều dài dao động 20 - 50cm, chiều rộng của lá khoảng 5 - 10cm. Gốc lá thắt lại, đầu lá thuôn nhọn hình lượn sóng. Phần cuống lá dài, phía trên có rãnh, bẹ. Màu sắc của lá là có thể một mặt màu xám, mặt kia màu đỏ hoặc cả 2 mặt đều có màu đỏ tía.
  • Hoa mọc thành cụm ở ngọn thân, có hình xim hoặc chùy phân nhánh với chiều dài từ 30 - 40cm. Mỗi nhánh hóa có nhiều hoa màu trắng và mặt ngoài màu tía. Kèm theo 3 lá đài thuôn nhọn. 
  • Quả mọng, có hình cầu. Thông thường, cây sẽ ra hoa và quả vào một mùa, từ tháng 12 năm này đến tháng 1 năm sau. 

Trong y học cổ truyền, lá cây huyết dụ kiếm được sử dụng làm thuốc trong các bài thuốc chữa bệnh. Đặc biệt, lá cây được thu hái quanh năm và chỉ nên hái ở những cây đã trưởng thành, tươi tốt, không nên dùng lá còn non. Dược liệu có thể được dùng tươi hoặc đem phơi, sấy khô, cất dùng dần.

Một số tác dụng của cây huyết dụ kiếm

Như đã nói, cây huyết dụ kiếm được coi là dược liệu quý và ứng dụng nhiều trong Đông y. Lý do là vì nó có tính bình, vị hơi ngọt và quy vào kinh thận, can. Tác dụng tuyệt vời của loại cây này, có thể kể đến là cầm máu, mát máu, bổ huyết, tiêu ứ…

Từ chính những công dụng trên nên huyết dụ kiếm được sử dụng chủ yếu trong việc điều trị các bệnh lý như rong kinh, băng huyết, lao phổi, viêm ruột, phong thấp, chấn thương, đau nhức xương, ho ra, lậu huyết, kiết lỵ…. Tuy nhiên, cần lưu ý liều lượng của dược liệu huyết dụ trong mỗi bài thuốc điều trị sẽ phụ thuộc vào tình trạng bệnh lý cũng như mục đích sử dụng. Bệnh nhân tuyệt đối không được dùng với liều lượng lớn hay sử dụng trong một thời gian dài.

Cây huyết dụ kiếm mang lại nhiều tác dụng cho y học cổ truyền Cây huyết dụ kiếm mang lại nhiều tác dụng cho y học cổ truyền

Theo khuyến cáo của các bác sĩ y học cổ truyền, liều lượng huyết dụ kiếm nên sử dụng là từ 20 - 30g ở dạng tươi hoặc 6 - 8g ở dạng khô. Đặc biệt, muốn an toàn và đạt hiệu quả điều trị thì tốt người bệnh chỉ nên sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ điều trị.

Lưu ý khi sử dụng huyết dụ kiếm

Bên cạnh những công dụng tuyệt vời của cây huyết dụ kiếm trong việc điều trị một số loại bệnh thì dược liệu này, cũng có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, bệnh nhân cần lưu ý những vấn đề quan trọng như sau:

  • Tuyệt đối không dùng lá huyết dụ tươi cho phụ nữ vừa bị sảy hay nạo phá thai hoặc đang mang thai, sau khi sinh bị sót nhau thai.
  • Đối với người lớn tuổi và trẻ em cần thận trọng khi sử dụng.
  • So với các loại thuốc Tây y, tác dụng điều trị của huyết dụ trong các bài thuốc có thể từ từ mới mang lại hiệu quả. Vì thế, bệnh nhân cần phải kiên trì và chịu khó dùng dược liệu trong khoảng thời gian nhất định.
  • Tùy theo tình trạng bệnh, cơ địa của người bệnh mà các bài thuốc có chứa thành phần huyết dụ sẽ đem lại hiệu quả, tác dụng khác nhau. Thậm chí, có trường hợp, bệnh nhân bị dị ứng với các thành phần của cây huyết dụ kiếm, sẽ xảy ra phản ứng kích ứng, quá mẫn… Khi đó, người bệnh cần ngưng sử dụng và thông báo ngay với bác sĩ để được xử lý kịp thời.
  • Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị trước khi sử dụng dược liệu huyết dụ để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
  • Không được tự ý ngừng sử dụng thuốc Tây y trong quá trình điều trị bằng thuốc Nam khi chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên môn.
Lưu ý khi dùng huyết dụ kiếm Lưu ý khi dùng huyết dụ kiếm

Có thể thấy, cây huyết dụ kiếm chính là dược liệu mang lại nhiều tác dụng cho sức khỏe của con người. Tuy nhiên, phương pháp điều trị nào cũng có những tác dụng phụ đi kèm, vì thế bệnh nhân cần tham khảo kỹ càng ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng dược liệu này trong việc điều trị bệnh.

Phía trên là tất tần tật những thông tin chia sẻ và giới thiệu chi tiết về cây huyết dụ kiếm. Hy vọng, từ đó các bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức hữu ích, mới mẻ để áp dụng tốt trong vấn đề chăm sóc sức khỏe của bản thân mình cũng như người thân yêu trong gia đình.

Phiến Trần

Nguồn tham khảo: Vietnamnet.vn

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin