Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Trong quá trình điều trị ung thư, bệnh nhân thường sẽ gặp phải những sự thay đổi về nhận thức và suy nghĩ, cùng theo dõi bài viết này để tìm hiểu về những tác dụng phụ lên nhận thức nhé.
Một vài bệnh nhân ung thư có những thay đổi về mặt nhận thức trong suốt quá trình điều trị ung thư. Những bệnh nhân này thường sẽ thay đổi về suy nghĩ, sự tập trung hoặc thay đổi về trí nhớ. Bài viết này Nhà thuốc Long Châu sẽ bàn luận về vấn đề tác dụng phụ lên nhận thức và não hoá trị, mời bạn theo dõi nhé.
Một vài bệnh nhân trong quá trình điều trị ung thư phải một vài vấn đề về việc thay đổi nhận thức trong suốt quá trình điều trị. Bệnh nhân và gia đình sẽ có thể nhận thấy sự thay đổi trong suy nghĩ, sự tập trung cũng như trí nhớ. Những bệnh nhân ung thư thường sẽ gọi đây là “não hoá trị” hoặc “sương mù nào”.
Tác dụng phụ lên nhận thức trong thùng thư vẫn chưa được hiểu đầy đủ và sẽ có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau bao gồm xạ trị, hóa trị, phẫu thuật hoặc não úng thủy. Một vài thay đổi nhận thức chỉ là tạm thời trong khi những sự thay đổi khác có thể sẽ kéo dài.
Một vài phương pháp điều trị ung thư cho trẻ nhỏ, bao gồm xạ trị và hóa trị, làm tăng nguy cơ mắc những vấn đề lâu dài về mặt chức năng nhận thức. Những vấn đề này được gọi là tác dụng muộn lên nhận thức.
Những dấu hiệu và triệu chứng thay đổi nhận thức của bệnh nhân ung thư thường sẽ phụ thuộc vào từng độ tuổi của bệnh nhân. Bệnh nhân có thể sẽ cảm thấy như là suy nghĩ của mình đang chậm lại hoặc tâm trí của họ rất mờ mịt. Những triệu chứng của vấn đề vẫn thức hoặc rối loạn về chức năng sẽ có thể bao gồm:
Tác dụng phụ lên nhận thức do hóa trị và xạ trị có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Những phương pháp điều trị ung thư cũng có thể tác động trực tiếp đến não bộ thông qua những tác động lên sự phát triển của các tế bào, viêm và cung cấp máu.
Những yếu tố khác cũng có thể gây ảnh hưởng đến suy nghĩ, sự chú ý cũng như trí nhớ của bệnh nhân ung thư bao gồm:
Điều quan trọng mà gia đình của bệnh nhân cần phải lưu ý đó là sự phát sinh của những vấn đề về mặt nhận thức có thể không liên quan đến việc điều trị ung thư. Thay vào đó, những triệu chứng có thể phản ánh được nguy cơ mang tính gia đình hoặc những vấn đề khác không liên quan đến việc điều trị như là chứng khó đọc hoặc ADHD. Đánh giá về mặt tâm thần kinh sẽ có thể giúp phát hiện ra được những vấn đề cụ thể, xác định những nguyên nhân có thể và cho phép những biện pháp can thiệp tốt nhất cho bệnh nhân.
Đối với đa phần bệnh nhân, chức năng nhận thức sẽ được cải thiện dần theo thời gian. Tuy nhiên, có một vài cách thực tế để giúp đối phó với những vấn đề về não hoá trị và nhận thức. Bệnh nhân và gia đình có thể làm việc cùng nhau để có thể phát triển được chiến lược phù hợp nhất với tình hình của từng người.
Giữ một thói quen. Nhiều gia đình thấy rằng sự nhất quán chính là chìa khóa để giúp tập trung và ghi nhớ. Một thói quen ngủ mình cũng sẽ giúp giảm sự căng thẳng, stress và lo lắng vì trẻ em sẽ biết được những điều sắp xảy ra.
Tập trung vào một điều ở một thời điểm. Nhiều việc cùng một lúc có thể sẽ gây khó khăn cho những bệnh nhân não hóa trị tác dụng phụ lên nhận thức. Để giúp bệnh nhân chia nhỏ được những nhiệm vụ thành nhiều bước đơn giản và thực hiện chúng theo từng bước.
Rèn luyện kỹ năng tinh thần. Tác dụng phụ lên não bộ nhận thức sẽ có thể gây ảnh hưởng đến mọi người theo nhiều cách khác nhau. Một vài bệnh nhân có thể gặp rất nhiều rắc rối với trí nhớ trong khi một số khác lại có thể vật lộn với sự tập trung. Tìm những cách thú vị để có thể rèn luyện những kỹ năng và rèn luyện trí óc thông qua những trò chơi, câu đố vào hoạt động. Đảm bảo lựa chọn những hoạt động phù hợp với từng lứa tuổi.
Bài viết trên của Long Châu đã đề cập đến vấn đề tác dụng phụ lên nhận thức và não hoá trị. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp cho bạn tìm được những cách để cải thiện được trí nhớ và sự tập trung của mình nhé.
Minh Thuý
Nguồn tham khảo: Y học cộng đồng
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.