Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Huyệt Huyền Chung (hay còn được gọi là Tuyệt Cốt huyệt) là huyệt đạo thuộc 36 huyệt vị quan trọng nhất nằm trên cơ thể người, có tác dụng và ứng dụng phổ biến trong y học, hỗ trợ và điều trị các căn bệnh khác nhau.
Huyệt Huyền Chung có rất nhiều tác dụng hay và thường được ứng dụng phổ biến trong quá trình điều trị các bệnh lý khác nhau như đau cổ gáy, liệt chi dưới, bệnh khớp gối.... Thông qua châm cứu và bấm huyệt hoặc các tác động lên vị trí huyệt vị sẽ giúp làm cải thiện triệu chứng cũng như sức khỏe của người bệnh.
Huyền Chung huyệt là huyệt vị thứ 39 thuộc bộ Đởm. Theo ghi chép sách vở thời xưa, người ta thường mang một cái vòng có chuông như lục lạc ở cổ chân, nhất là đối với trẻ nhỏ, có chất liệu bằng bạc. Khi di chuyển, những chiếc chuông đó sẽ phát ra âm thanh leng keng, từ đó mà cái tên huyệt Huyền Chung được ra đời.
Trong Y Học Cổ Truyền, huyệt Huyền Chung còn có các tên gọi khác là Tủy Hội hay Tuyệt Cốt, trong đó chữ “Tuyệt” có nghĩa là đoạn cuối cùng, “Cốt” có nghĩa là xương.
Theo Đông y, huyệt đạo này có đặc trưng là hội huyệt của Tủy, ngoài ra còn là huyệt lạc của tam kinh dương tại bàn chân, gồm Kinh Bàng Quang, Kinh Đởm, Kinh vị.
Để xác định huyệt Huyền Chung chính xác trên cơ thể khá dễ dàng. Nó nằm tại phần trên của đỉnh mắt cá chân, lui về phía ngoài 3 tấc, ở giữa bờ sau của xương mác, cơ ngắn bên mác, gần phần gân cơ. Bên dưới huyệt vị này có đặc điểm giải phẫu như sau:
Huyệt Huyền Chung có rất nhiều tác dụng tích cực đối với sức khỏe của con người. Trong đó tác dụng nổi bật nhất là tác dụng làm thanh thủy nhiệt, tiết đờm hỏa, khu phong tà, bổ tỳ thận phế và thượng tiên vị sơ.
Cụ thể, huyệt đạo này có một số chủ trị sau:
Theo châm cứu Đại Thành: Kết hợp với Nội Đình để điều trị ngực bụng đầy trướng; kết hợp với Cứu Tuyệt Cốt, Túc Tam Lý mỗi huyệt 3 tráng để phòng ngừa trúng gió; kết hợp với Công Tôn, Thân Mạch, Túc Tam Lý trị chân yếu không có lực.
Theo Bách Chứng Phú: Kết hợp với Tam Âm Giao, Túc Tam Lý để điều trị cước khí.
Trong sách Giáp Ất Kinh có ghi chép rằng: Huyền Chung là huyệt vị Lạc của túc Tam Dương kinh, túc nghĩa là đại lạc của kinh túc Thiếu Dương, túc Dương Minh, túc Thái Dương. Do đó huyệt vị còn có tác dụng bổ dương khi phối hợp với Tam Âm Giao. Tam Âm Giao là huyệt vị giao hội của 3 kinh Âm, có công dụng giúp nuôi dưỡng âm. Khi gặp chứng âm hư thì bồi bổ Tam Âm Giao để nuôi dưỡng âm, đối với chứng dương hư thì bồi bổ Tuyệt Cốt để tráng dương.
Theo Ngọc Long Ca: Cần kết hợp với Phong Trì để điều trị còi xương.
Với nhiều tác dụng trong điều trị bệnh lý, huyệt Huyền Chung thường được y bác sĩ Y Học Cổ Truyền sử dụng để châm cứu và tác động vào vị trí huyệt vị nhằm giúp cải thiện tình trạng sức khỏe cho người bệnh.
Châm cứu là phương pháp giúp chữa bệnh không cần dùng thuốc, là tên gọi của hai hình thức khác nhau, gồm châm và cứu. Trong đó, châm nghĩa là dùng kim châm tác động trực tiếp lên huyệt đạo bằng cách đâm xuyên qua da vào trong cơ thể và cứu là dùng lá ngải cứu khô đốt để hơ nóng huyệt. Thông qua cơ chế đả thông kinh lạc, nó giúp cân bằng âm dương, lưu thông khí huyết, từ đó hỗ trợ cơ thể khỏe mạnh hơn, có khả năng khắc phục căn nguyên, ngăn ngừa, chữa trị một số bệnh tật.
Về phương pháp châm cứu, bác sĩ sẽ thực hiện bằng cách sử dụng kim châm châm thẳng vào huyệt với độ sâu từ khoảng 1 đến 1.5 thốn, sau đó ôn cứu trong thời gian 5 – 10 phút và cứu khoảng 3 – 5 tráng.
Xem thêm: Tác dụng của châm cứu trong nâng cao sức khỏe và điều trị bệnh tật
Tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý cũng như tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, bác sĩ sẽ điều chỉnh thời gian châm cứu cũng như phối hợp huyệt Huyền Chung với các huyệt đạo khác một cách chính xác, hợp lý. Tuy nhiên, để tránh gặp phải các tác dụng không mong muốn, người bệnh không được tự ý châm cứu tại nhà.
Trên đây là một số thông tin về huyệt Huyền Chung. Mong rằng bài viết sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình chăm sóc sức khỏe bản thân và gia đình.
Cẩm Ly
Nguồn: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...