Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Tai nghe bluetooth có ảnh hưởng sức khỏe hay không? Nó có làm tổn thương đến tai nếu nghe quá nhiều không? Một số cảnh báo đã được đưa ra về việc sử dụng tai nghe bluetooth có nguy cơ gây ung thư, rối loạn thần kinh và tổn thương yếu tố di truyền.
Hiện nay, tai nghe bluetooth được xem là vật dụng quen thuộc đối với nhiều người. Nó không chỉ đem đến nhiều lợi ích mà còn có kích thước nhỏ gọn nên giúp người dùng dễ dàng mang theo và sử dụng hơn. Tuy nhiên, một số người vẫn đặt ra câu hỏi tai nghe bluetooth có ảnh hưởng sức khỏe không? Để tìm ra được câu trả lời, mời các độc giá theo dõi bài viết dưới đây.
Bluetooth chính là sóng radio có tần số 2.4 GHz. Nó có khả năng truyền dữ liệu giữa nhiều thiết bị điện tử mà không cần sử dụng đến các loại dây dẫn. Về mặt vật lý, sóng bluetooth cũng tương tự như các loại sóng điện từ khác giống như wifi.
Điểm khác biệt lớn nhất và có thể dễ nhận thấy đó là loại sóng này sẽ có phạm vi hoạt động khá gần chỉ trong khoảng 10m. Tuy nhiên, một số loại bluetooth có thể hoạt động tối đa lên đến 100m.
Tai nghe bluetooth chính là thiết bị được trang bị thêm công nghệ bluetooth nên có khả năng kết nối đa thiết bị điện tử khác nhau như điện thoại, laptop, máy tính,... Loại tai nghe này sẽ có hai loại gồm có tai nghe inear và tai nghe overear. Tai nghe bluetooth được ưa chuộng sử dụng nhiều bởi sự tiện lợi, kết nối thuận tiện và đa dạng thiết kế mẫu mã đẹp mắt.
Vậy tai nghe bluetooth có ảnh hưởng sức khỏe không? Câu hỏi này cũng nhận được nhiều sự quan tâm đến từ người tiêu dùng. Về mặt cơ bản, sóng bluetooth được xem là loại sóng điện từ tương tự như các loại sóng khác như sóng di động, sóng tivi, sóng FM,... tồn tại xung quanh con người mỗi ngày. Do đó, nó có sự an toàn nhất định.
Lượng bức xạ được phát ra tương đương với năng lượng tiêu thụ bình thường. Một thiết bị đạt chuẩn bluetooth Class 1 sẽ có công suất tối đa là 100mW. Tuy nhiên, nó sẽ hiếm khi đạt được mức độ này. Hầu hết các loại tai nghe trên thị trường đều có công suất khoảng 1mW.
Nói một cách đơn giản, các thiết bị điện thoại thông minh sẽ hoạt động với công suất từ 1000mW đến 2.000mW khi sử dụng 3G hoặc 4G. Vì vậy, khi sử dụng điện thoại, người dùng cần tránh trường hợp đưa điện thoại lên gần não khi nghe quá lâu hoặc để điện thoại trong túi nằm gần tim hay bộ phận sinh dục. Đặc biệt là đối với trường hợp pin điện thoại ở mức độ yếu. Khi pin yếu, nó sẽ gây ra bức xạ lớn gấp hàng nghìn lần so với bình thường.
Đối với các loại tai nghe bluetooth, nó sẽ hoạt động ở tần số thấp và khoảng cách ngắn nên có nguồn năng lượng bé hơn cả ánh sáng mặt trời. Vì thế, tai nghe bluetooth hoàn toàn không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng. Bạn hoàn toàn có thể dùng tai nghe bluetooth cả ngày mà không sợ các vấn đề nguy hiểm do sóng điện từ gây ra đối với sức khỏe.
Để sử dụng tai nghe bluetooth an toàn đối với sức khỏe, bạn có thể tham khảo những cách sau đây.
Chuyên gia sức khỏe đã khuyến nghị người tiêu dùng không nên sử dụng tai nghe với cường độ âm thanh quá lớn (hơn 85db) liên tục trong vòng 2 giờ đồng hồ. Điều này có thể gây ra áp lực lớn lên đôi tai và gây nguy cơ bị suy giảm thính lực. Do vậy, bạn nên giảm âm lượng tai nghe ở mức vừa phải và không nên vượt ngưỡng khuyến nghị để có thể đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Các loại tai nghe chống ồn sẽ là lựa chọn lý tưởng để giúp người nghe hạn chế được các âm thanh bên ngoài bị lọt vào trong quá trình sử dụng. Từ đó, nó sẽ giúp bạn thưởng thức âm thanh chân thực, sống động, ấm hơn và bảo vệ đôi tai tốt nhất.
Để bảo vệ sức khỏe đôi tai tốt khi sử dụng tai nghe bluetooth, người dùng nên tuân thủ theo quy tắc 60 - 60. Điều này có nghĩa là bạn hãy sử dụng âm lượng tối đa là 60% trong vòng 60 phút rồi để cho tai được nghỉ ngơi.
Một số người có thói quen đeo tai nghe một bên để có thể nghe được cả tiếng bên trong và tiếng bên ngoài tai nghe. Tuy nhiên, điều này sẽ làm cho tai nghe không phát huy được đúng tác dụng và gây ra tình trạng mất cân bằng thính lực cho người sử dụng.
Nhiều người thường sử dụng tai nghe trong lúc ngủ để bản thân dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn. Tuy nhiên, hành động này hoàn toàn không tốt cho sức khỏe. Nó có nguy cơ khiến cho não bộ không được nghỉ ngơi mà phải làm việc liên tục. Từ đó, nó sẽ gây ảnh hưởng nặng nề đến thính lực và khiến cho cơ thể cảm thấy mệt mỏi hơn.
Việc sử dụng tai nghe với âm lượng lớn hơn mức quy định trong thời gian dài sẽ gây ra một số triệu chứng như ù tai, mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt,... Các biểu hiện này thường diễn ra trong một thời gian ngắn nhưng có nguy cơ để lại di chứng sau này. Vì vậy, người dùng nên sử dụng tai nghe với mức âm lượng được khuyến nghị.
Hiện nay, một số thiết bị công nghệ mới được ứng dụng tính năng nhắc nhở khi sử dụng tai nghe với âm lượng quá mức. Chẳng hạn như điện thoại iPhone sẽ hiện ra thông báo nhắc nhở ngay lập tức khi người dùng sử dụng âm lượng vượt mức.
Việc sử dụng tai nghe bluetooth với tần suất nhiều lần hoặc không đúng cách đã không được khuyến nghị bởi các chuyên gia sức khỏe. Điều này vô tình gây ra những tác động tiêu cực đối với sức khỏe con người.
Ngoài ra, việc sử dụng âm lượng quá lớn còn tạo áp lực nhiều lên các tế bào thần kinh ở trong tai hay sóng điện từ gây hại cho não, làm giảm thính lực và nghiêm trọng hơn là gây điếc. Hơn nữa, nó còn dẫn đến việc không khí lưu thông không được trong tai làm tắc nghẽn, gây tình trạng viêm nhiễm tai, tạo ráy tai và khiến cho vi khuẩn với nấm phát triển.
Bài viết trên đã được Nhà thuốc Long Châu tổng hợp và chọn lọc các thông tin cần thiết để giải đáp thắc mắc bluetooth có ảnh hưởng sức khỏe hay không. Hi vọng rằng những thông tin được chia sẻ phía trên sẽ giúp người đọc hiểu rõ hơn về tác động trong quá trình sử dụng tai nghe bluetooth đối với sức khỏe con người.
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.