Tại sao bà bầu không nên ăn rau mầm? Các loại rau tốt cho sức khỏe thai kỳ?
Ngày 23/12/2023
Kích thước chữ
Mặc định
Lớn hơn
Rau mầm được biết đến là một món ăn giàu chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu không nên bổ sung loại rau này vào chế độ ăn uống. Vậy tại sao bà bầu không nên ăn rau mầm?
Rau mầm có thể sử dụng bằng cách ăn sống trực tiếp hoặc chế biến chín. Tuy nhiên, dù dùng bằng cách nào thì chúng đều có thể chứa một số loại vi khuẩn nhất định, đặc biệt là những loại vi khuẩn này tương đối có hại với phụ nữ đang trong thai kỳ. Vậy tại sao bà bầu không nên ăn rau mầm? Cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này trong bài viết dưới đây ngay nhé!
Tại sao bà bầu không nên ăn rau mầm?
Có rất nhiều khuyến cáo đối với các mẹ bầu là hạn chế hoặc không ăn rau mầm. Vậy tại sao bà bầu không nên ăn rau mầm? Các nhà nghiên cứu đã đưa ra các bằng chứng rằng trong rau mầm có chứa nhiều loại vi khuẩn có khả năng gây độc nhất là phụ nữ mang thai như:
Salmonella và E.coli: Gây tình trạng tiêu chảy, nhiễm khuẩn, nặng hơn là gây tử vong.
Listeria: Gây bệnh nhiễm trùng, tình trạng thai chết lưu, sinh non hoặc sẩy thai.
Do đó, nếu thích ăn rau mầm, mẹ bầu nên hạn chế hoặc đun chín thức ăn để hạn chế nguy cơ mắc bệnh. Việc chế biến không kỹ hoặc chỉ trần qua nước nóng thì nhiệt độ quá thấp nên không thể tiêu diệt được những loại vi khuẩn này.
Tác hại của rau mầm đối với phụ nữ mang thai
Rau mầm có thể gây ra một số vấn đề có hại cho sức khỏe mẹ bầu như:
Rau mầm là các loại đậu, củ cải, cỏ ba lá thường là những loại rau chứa nhiều vi khuẩn Salmonella. Loại vi khuẩn này có đặc tính sinh sôi nhanh chóng, chỉ với một lượng rau rất nhỏ đã có thể chứa đủ lượng vi khuẩn có khả năng gây bệnh cho cơ thể.
Rau mầm cỏ đinh lăng: Loại rau này khá phổ biến và được nhiều người sử dụng. Tuy nhiên, rau mầm cỏ đinh lăng chứa rất nhiều vi khuẩn E.coli có khả năng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Khi sử dụng một số loại rau mầm chứa nhiều vi khuẩn Salmonella và E.coli, khả năng bị nhiễm khuẩn là rất lớn và gặp phải tình trạng buồn nôn, nôn, chuột rút, sốt và tiêu chảy.
Bên cạnh những loại rau không rõ nguồn gốc thì những loại rau trồng tại nhà cũng có nguy cơ cao chứa các loại vi khuẩn. Thậm chí, nguy cơ này còn có xu hướng cao hơn các loại rau trồng công nghiệp.
Mẹ bầu ăn rau có chứa vi khuẩn, các loại vi khuẩn sẽ xâm nhập vào cơ thể theo máu và gây ra nhiều bệnh nguy hiểm cho thai nhi như viêm màng não.
Rau trồng công nghiệp thường được nuôi trồng và sử dụng một lượng lớn hóa chất để trừ sâu bọ và khử trùng rau, những loại hóa chất này có hại đối với phụ nữ đang trong thai kỳ.
Cách ăn rau mầm an toàn
Rau mầm có thể gây nguy hiểm cho mẹ bầu, tuy nhiên nếu bạn quá thích món này và không thể cưỡng lại được thì nên thực hiện một số biện pháp phòng ngừa trước khi ăn rau mầm như:
Rửa rau thật sạch và đun sôi với nhiệt độ cao, đảm bảo rằng rau đã chín trước khi ăn, để loại bỏ hết vi khuẩn bám trên rau.
Nếu mẹ bầu cảm thấy không khỏe trong người, tốt nhất không nên ăn rau mầm. Vì lúc này, cơ thể dễ bị vi khuẩn xâm nhập và gây ra bệnh nguy hiểm.
Trường hợp gặp bất kỳ vấn đề không tốt nào sau khi ăn rau mầm, mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ để đảm bảo an toàn cho bản thân và thai nhi.
Những loại rau mẹ bầu không nên và nên ăn
Bên cạnh các loại rau mầm, thì mẹ bầu không nên ăn một số loại rau như:
Rau muối chua: Rau muối chua được chế biến bằng cách để lên men, tuy nhiên qua thời gian lên men một số vi sinh vật trong rau muối sẽ chuyển hóa nitrat thành nitrit và gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu cũng như của thai nhi.
Rau ngót: Loại rau này chứa hàm lượng lớn chất papaverin, đây là một chất có tác dụng kích thích cơ trơn tử cung, gây ra các cơn co thắt. Đây là nguyên nhân chính khiến mẹ bầu bị sảy thai và sinh non, nhất là thai phụ trong thời kỳ tam cá nguyệt thứ nhất.
Mướp đắng: Trong mướp đắng chứa nhiều canxi và sắt, magie, vitamin C, kali… là những dưỡng chất cần thiết cho phụ nữ đang mang thai. Tuy nhiên, mướp đắng có tác dụng gây co bóp tử cung và dạ dày. Điều này gây nguy hiểm cho thai nhi bởi khả năng sảy thai và sinh non là rất lớn. Đặc biệt là những phụ nữ có thành tử cung mỏng do nạo phá thai nhiều lần hoặc có tử cung nghiêng…
Rau răm: Mẹ bầu 3 tháng đầu thai kỳ dễ gặp phải tình trạng chảy máu và co bóp tử cung gây sảy thai khi sử dụng rau răm.
Rau ngải cứu: Ngải cứu có nhiều tác dụng tốt, tuy nhiên lại nguy hiểm đối với mẹ bầu do nó chứa lượng methanol gây sảy thai và làm giảm khả năng sinh sản nếu dùng quá nhiều (80 - 150 mg/ngày).
Ngoài việc tìm hiểu tại sao bà bầu không nên ăn rau mầm thì các mẹ cũng nên tìm kiếm những loại rau mình có thể sử dụng trong thời gian mang thai như:
Các loại rau ăn lá hoặc ăn hoa như: Rau bắp cải, rau cần, súp lơ xanh, rau cải bó xôi… các loại rau này chứa nhiều vitamin (như vitamin A, vitamin K, vitamin B1, B2, B6…) và các chất khoáng có lợi cho mẹ và bé.
Nhóm rau ăn củ: Củ cà rốt, củ khoai lang, củ sen… chứa nhiều chất xơ, khoáng chất và vitamin giúp hỗ trợ mẹ bầu tiêu hóa tốt, tránh tình trạng táo bón và nóng trong, giúp ổn định huyết áp, an thần, nâng cao khả năng tuần hoàn máu.
Nhóm rau ăn quả: Ớt chuông chứa lượng lớn vitamin, nhiều gấp 3 lần so với bí ngô, cam, đồng thời lượng vitamin A trong ớt chuông dồi dào có tác dụng tốt cho mắt của mẹ và thai nhi.
Những chú ý khi chọn mua rau
Để đảm bảo an toàn, khi mua bất kì một loại rau nào, mẹ bầu nên xem xét kỹ lưỡng về chất lượng của rau. Dưới đây là một số lưu ý cho mẹ bầu chọn rau:
Chọn mua những loại rau mới thu hạch.
Tránh xa các loại rau bị héo do để lâu ngày hoặc rau có mùi mốc.
Khi mua quá nhiều rau và không sử dụng hết, cần bảo quản rau trong tủ lạnh để đảm bảo rau vẫn còn tươi mới trong lần sử dụng tiếp theo. Tuy nhiên cần đảm bảo rằng tủ lạnh của bạn sạch sẽ và không bị ẩm mốc.
Trên đây là những thông tin do Nhà thuốc Long Châu cung cấp để giải đáp cho câu hỏi: Tại sao bà bầu không nên ăn rau mầm? Rau mầm chứa một lượng vi khuẩn có hại và có thể gây bệnh. Do đó, để đảm bảo an toàn mẹ bầu nên hạn chế sử dụng chúng trong thai kỳ của bản thân, đun sôi và chế biến kỹ để loại bỏ vi khuẩn gây hại nếu muốn sử dụng. Chúc bạn đọc có một sức khỏe tốt trong hành trình mang thai, đừng quên nhấn theo dõi trang web của Nhà thuốc Long Châu để biết thêm những thông tin sức khỏe khác.
Có thể bạn quan tâm
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Đã kiểm duyệt nội dung
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.