Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Khi thời tiết chuyển gió mùa, chúng ta thường hay bị nhiễm nấm hơn. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân tại sao để từ đó có biện pháp ngăn ngừa nhiễm nấm trong mùa gió mùa để giữ sức khỏe.
Nấm sinh sôi và nảy nở trong tự nhiên như không khí, đất, nước và các loại thực vật, song song đó nó còn sinh sôi trên cơ thể người. Ngứa là dấu hiệu đầu tiên khiến chúng ta khó chịu, gãi làm lây lan mầm bệnh đồng thời làm nhiễm trùng da gây mưng mủ. Tuy nhiên bệnh nấm hiếm khi trở nên nghiêm trọng.
Ngoài gây khó chịu và ngứa ra thì nhiễm nấm còn xuất hiện tình trạng da bị tróc vảy hoặc bong tróc.
Do đó, điều quan trọng nhất là phải thực hiện các bước để ngăn ngừa nhiễm nấm trong thời tiết gió mùa để giữ gìn sức khỏe. Hãy cùng tìm hiểu thêm về một số mẹo ngăn ngừa tình trạng này nhé.
Gió mùa "giải thoát" chúng ta khỏi cái nóng như thiêu đốt trong những ngày hè, có thể nói là một mùa hoàn hảo để ta nhâm nhi một tách trà cùng vài món ăn nhẹ. Tuy nhiên, khi độ ẩm trong không khí tăng cao sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn và các bệnh nhiễm trùng phát triển và nhân lên dễ dàng hơn, đó là lý do tại sao nhiễm nấm rất phổ biến trong mùa mưa.
Chuyên gia cho biết: “Trong mùa gió mùa, chúng ta dễ bị nhiễm nấm hơn do độ ẩm tăng cao. Điều kiện ẩm ướt tạo môi trường lý tưởng cho nấm phát triển và sinh sôi. Kết quả là nhiễm nấm trở nên phổ biến hơn.”
“Bị nhiễm nấm có thể do các yếu tố khác nhau. Tiếp xúc với môi trường có nồng độ nấm cao, giảm bạch cầu trung tính (mức bạch cầu trung tính thấp); khí hậu ẩm ướt, mặc quần áo làm từ vải tổng hợp và đổ mồ hôi quá nhiều. Các tình trạng suy giảm miễn dịch như bệnh nhân HIV hay tham gia hóa trị liệu, sử dụng thuốc kháng sinh trong thời gian dài, người nhận ghép tạng hay thường xuyên sử dụng thuốc ức chế bơm proton cho bệnh trào ngược dạ dày thực quản cũng có thể làm tăng nguy cơ nhiễm nấm, đặc biệt là nhiễm nấm Candida đường ruột do giảm độ axit trong dạ dày.”
Có nhiều trường hợp nhiễm nấm trong mùa gió mùa khác nhau và được điều trị phù hợp, tùy thuộc vào bộ phận cơ thể được chẩn đoán nhiễm trùng.
Một số biện pháp ngăn ngừa nhiễm nấm khi thời tiết thay đổi:
Nói thêm về điều này, chuyên gia sức khỏe cho biết: “Để ngăn ngừa nhiễm nấm, hãy thay tất và rửa chân thường xuyên, tránh đi giày dép bằng nhựa, không đi chân trần nhất là ở những nơi ẩm ướt, khi cắt móng tay nên cắt ngang móng, rửa tay thường xuyên, đặc biệt là sau khi chạm vào động vật hoặc người khác, sử dụng riêng các vật dụng cá nhân như quần áo và khăn tắm, đồng thời giữ cho da sạch và khô, đặc biệt là các kẽ trên da.”
Tránh mặt quần áo hoặc giày quá chật và lưu ý tránh xa những vật có nguy cơ và dấu hiệu nhiễm nấm.
Về điều trị, chuyên gia lưu ý rằng phương pháp điều trị chính đối với nhiễm nấm thường bao gồm việc sử dụng các loại thuốc kháng nấm như clotrimazole, miconazole, terbinafine, fluconazole, ketoconazole và amphotericin B. Những loại thuốc này giúp loại bỏ nấm và giảm bớt các triệu chứng. Loại thuốc cụ thể được kê đơn tùy thuộc vào loại và mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng, và điều quan trọng là phải tuân theo hướng dẫn của nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe về liều lượng và thời gian điều trị thích hợp.
Cuối cùng, nếu bạn đang điều trị bằng thuốc chống nấm thì đừng dừng lại khi tình trạng nhiễm trùng đã hết. Việc điều trị cần một thời gian dài. Cho dù bạn đã khỏe hơn thì cũng không có nghĩa là nhiễm trùng đã được điều trị. Đôi khi bạn có thể bị nhiễm trùng quá nặng đến mức nhiễm trùng có thể quay trở lại và nhiễm trùng tái phát sẽ trở nên khó điều trị hơn.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.