Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Ai trong chúng ta cũng mong muốn được sở hữu một hàm răng trắng sáng, khỏe mạnh để tự tin hơn trong giao tiếp. Tuy nhiên rất nhiều người vẫn đánh răng thường xuyên nhưng răng vẫn có dấu hiệu bị vàng. Vậy nguyên nhân là do đâu, hãy cùng xem bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn vấn đề này nhé!
Răng bị vàng là điều bất cứ ai trong chúng ta đều không muốn. Với nỗ lực hoàn thiện bản thân bằng cách chăm sóc tốt vệ sinh cá nhân tuy nhiên vì lí do nào đó hàm răng vẫn bị vàng là vấn đề đau đầu cho người một số người. Việc răng bị vàng không những khiến cho người mắc phải kém tự tin khi giao tiếp bởi chúng ảnh hưởng rất lớn đến tính thẩm mỹ mà còn là mối lo lắng về sức khỏe.
Ai cũng mong muốn được sở hữu hàm răng không bị ê buốt, khỏe mạnh và đặc biệt là trắng sáng và đều màu. Tuy nhiên, có rất nhiều thắc mắc rằng, tại sao khi chúng ta vẫn đánh răng thường xuyên, đều đặn những răng vẫn bị vàng?
Trên thực tế, mỗi người sẽ sở hữu một màu răng khác nhau có liên quan đến yếu tố di truyền, dinh dưỡng và môi trường sống,… Song, hầu hết răng của chúng ta đều có thể trắng, sáng, răng không bị bám cặn bẩn nếu như có chế độ chăm sóc răng đúng cách. Tuy nhiên, bạn có biết rằng, hoạt động ăn uống và tiết nước bọt mỗi ngày là nguyên nhân khiến răng chuyển sang màu ố vàng, dù bạn vẫn đánh răng thường xuyên. Cụ thể như sau:
Hầu hết những người có răng bị vàng thường là do thói quen chăm sóc, vệ sinh răng miệng không đúng cách. Ngoài việc đánh răng thường xuyên, bạn đọc cần thực hiện đánh răng đúng cách như: Đánh răng xoay tròn, đánh răng từ 2 đến 3 phút mỗi lần, đánh nhẹ nhàng và làm sạch kẽ răng…
Khi đó, các chất màu bám vào kẽ răng hầu hết có thể được loại bỏ. Bạn hạn chế việc đánh răng thường xuyên nhưng lại thực hiện sai thao tác, đánh răng quá mạnh làm hỏng men răng, đánh răng quá nhanh khi chưa làm sạch kĩ kẽ răng…
Hầu hết tình trạng răng bị vàng là do nguyên nhân có vết bẩn ở ngoài răng. Vết bẩn có thể là thức ăn, thức uống cứng đầu như cà phê, trà… bám lên bề mặt của men răng. Ngoài ra, chất hắc ín, nicotine có trong thuốc lá được cho là nguyên nhân gây ra tình trạng ố vàng bề mặt răng.
Những người có thói quenhút thuốc lá nhiều, hay thói quen thường xuyên uống cà phê, uống trà,… thường không có màu răng trắng sáng như những người khác.
Không những thế, những màu có trong các loại thực phẩm khác như coca, rượu vang, nước sốt và nước phẩm màu,… cũng có nguy cơ bám vào răng nếu việc vệ sinh hàng ngày không đảm bảo sạch sẽ. Chúng sẽ tồn tại lâu dài trên răng cùng với các cặn bẩn, cao răng và vi khuẩn gây hại cho sức khỏe răng miệng.
Ít ai biết rằng, răng bị vàng hoặc răng bị chuyển màu có thể do vết bẩn xuất hiện bên trong răng. Tuy nhiên, tình trạng này thường gặp ở trẻ nhỏ phải điều trị bằng kháng sinh như doxycyclin hoặc tetracycline khi răng đang phát triển. Không những thế, phụ nữ mang thai phải điều trị bằng những loại thuốc này trong thời gian thai kỳ hoặc đang cho con bú cũng dễ khiến trẻ sinh ra bị đổi màu răng.
Đối với những người bị chấn thương cấp tính gây ra tình trạng nứt men răng, lộ ngà răng hoặc do thói quen nghiến răng, thói quen sử dụng nhiều fluoride,… đều ảnh hưởng tới men răng của bạn. Màu răng ở những người này thường không trắng sáng mà có dấu hiệu ngả màu vàng, xuất hiện vệt trắng mờ hoặc các đốm nâu bất thường trên răng, dù vẫn đảm bảo việc đánh răng thường xuyên.
Rất nhiều các trường hợp răng bị vàng những không xác định được nguyên nhân chính xác. Các yếu tố nguy cơ lúc này được xác định bao gồm: Do yếu tố di truyền, do bệnh tật, do tuổi tác và do chấn thương,…
Nếu như bạn xác định nguyên nhân khiến răng bị vàng do thực phẩm, thức uống có màu hoặc do vệ sinh răng miệng không đúng cách gây ra mảng bám trên răng thì có thể áp dụng cách khắc phục tại nhà đơn giản như sau:
Rất nhiều người răng bị vàng do ăn uống hoặc do chăm sóc răng miệng không đúng cách đã sử dụng dầu dừa nguyên chất và đem lại hiệu quả. Bạn có thể ngậm dầu dừa nguyên chất từ 10 đến 30 phút, sau đó vệ sinh lại bằng kem đánh răng sạch sẽ. Khi áp dụng cách này thường xuyên, có thể đem lại tác dụng cải thiện màu răng rất tốt, những mảng bám trên răng cũng được loại bỏ dễ dàng hơn.
Giấm táo được rất nhiều người sử dụng làm nguyên liệu tự nhiên giúp tẩy trắng răng an toàn và hiệu quả. Bạn có thể trộn 2 thìa cà phê giấm táo với 175 ml nước tạo thành hỗn hợp để súc miệng hoặc ngậm trước khi đánh răng.
Trong vỏ chanh và cam chứa nhiều acid tự nhiên. Bạn rửa sạch 2 loại vỏ này, dùng để chà lên bề mặt răng mỗi ngày sẽ tác động loại bỏ mảng bám có màu trên răng hiệu quả. Sau khi chà sạch, bạn vẫn cần phải kem đánh răng để làm sạch răng lại 1 lần nữa.
Để ngăn ngừa răng bị vàng, việc duy trì thói quen chăm sóc răng miệng đúng cách hàng ngày sau khi ăn, trước khi đi ngủ, sau khi thức dậy là vấn đề rất quan trọng. Bên cạnh đánh răng, bạn có thể sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn thừa trong kẽ răng, hoặc sử dụng nước súc miệng để làm sạch khoang miệng nhằm loại bỏ chất màu bám trên răng tốt hơn.
Trên đây là những thông tin lí giải về vấn đề "tại sao đánh răng thường xuyên mà răng vẫn bị vàng". Hi vọng với những thông tin này sẽ làm hài lòng bạn đọc. Để hạn chế răng bị vàng ảnh hưởng đến giao tiếp cũng như tình trạng sức khỏe, bạn đọc có thể cân nhắc hạn chế sử dụng các loại thức uống đậm màu như trà, cà phê, thuốc lá…
Không những thế, hãy duy trì thói quen tốt như: Đánh răng thường xuyên đúng cách, sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng và nên chủ động uống nhiều nước để loại bỏ những vi khuẩn gây hại trong khoang miệng nếu có. Đồng thời, bạn đọc không quên kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ mỗi 6 tháng nhằm phát hiện sớm những bệnh lý răng miệng nếu có.
Hoàng Yến
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...