Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Các chuyên gia sức khỏe cho rằng không nên cho trẻ sơ sinh uống thêm nước. Tại sao không cho trẻ sơ sinh uống nước như vậy, mời bạn cùng tìm hiểu qua bài viết này.
Nhiều gia đình có thói quen cho bé uống thêm nước khi bú, hoặc bổ sung nước cho bé sau các cữ bú để bé đỡ khát hoặc để tráng miệng cho bé.
Mặc dù nước là thành phần quan trọng của cơ thể nhưng do chức năng thận của trẻ ở giai đoạn sơ sinh chưa hoàn thiện, nên nếu bổ sung quá nhiều nước có thể gây nguy hiểm cho bé. Đặc biệt, trẻ sơ sinh bú mẹ hoàn toàn nhận đủ lượng nước cần thiết từ sữa mẹ.
55% đến 60% cơ thể người lớn là nước. Đặc biệt ở trẻ sơ sinh, nước chiếm tới 75% cơ thể. Sữa mẹ chứa hơn 80% là nước, đặc biệt là sữa đầu (sữa đầu mỗi cử bú). Vì thế, không cho trẻ sơ sinh uống nước đến trước khi được 6 tháng tuổi, ngay cả trong điều kiện khí hậu nắng nóng. Khi mẹ cảm thấy con mình khát thì nên cho bé bú sữa. Đây cũng là một trong những lý do mà Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến nghị trẻ nên được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời.
Một đứa trẻ được coi là bú mẹ hoàn toàn khi chỉ nhận được sữa mẹ, không có bất kỳ thức ăn hoặc chất lỏng bổ sung nào, kể cả nước. Khi trẻ bú đủ lượng sữa mẹ, đồng nghĩa với việc trẻ nhận đủ lượng nước mà bé cần, nguồn nước từ sữa mẹ hoàn toàn tinh khiết và an toàn, giúp trẻ phòng chống bệnh tiêu chảy.
Tại sao không nên cho trẻ sơ sinh bổ sung thêm nước? Vì trẻ dưới 6 tháng tuổi có khối lượng cơ thể thấp, uống thêm nước rất dễ dẫn đến việc vượt mức nhu cầu Natri bình thường của cơ thể. Những khoáng chất và chất điện giải này đã có đủ trong sữa mẹ. Thậm chí khi cho trẻ sơ sinh uống nước với số lượng lớn có thể dẫn đến ngộ độc nước, đó là tình trạng các chất điện giải trong máu của trẻ bị pha loãng, dẫn đến các vấn đề nguy hiểm như bị hạ thân nhiệt, hôn mê hoặc co giật..
"Tại sao không cho trẻ sơ sinh uống nước?" là câu hỏi mà không phải ai cũng biết cách giải đáp. Nếu trẻ không bú mẹ mà uống sữa công thức, thỉnh thoảng mẹ nên bổ sung thêm một chút nước cho bé. Sữa công thức có đầy đủ dưỡng chất gần giống với thành phần và tỉ lệ trong sữa mẹ. Vì vậy, khi pha sữa công thức đúng khuyến cáo của nhà sản xuất, thành phần dinh dưỡng bao gồm nước đã đủ cho nhu cầu của bé.
Tuy nhiên sữa công thức thường có chứa nhiều muối hơn, nên cho bé uống thêm một ít nước sẽ giúp bé dễ bài tiết hơn. Ngoài ra, quá trình trao đổi chất của các bé uống sữa công thức diễn ra chậm hơn nên thường trẻ sẽ có nhu cầu bổ sung nước nhiều hơn so với bú mẹ.
Sau khi bú, cho trẻ tráng miệng bằng vài muống nhỏ sẽ giúp giảm tình trạng nấm lưỡi, đẹn lưỡi ở bé.
Nếu trẻ bị táo bón hoặc nếu nhiệt độ thời tiết quá nóng, mẹ có thể cho con uống vài thìa nhỏ nước đun sôi để nguội.
Đối với trẻ sơ sinh dưới sáu tháng tuổi, sữa mẹ là nguồn thực phẩm chứa đầy đủ tất cả các chất dinh dưỡng mà bé cần, bao gồm cả nước. Cho bé uống thêm nước sẽ làm cản trở khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng trong sữa mẹ. Không những vậy, kích thước dạ dày của trẻ sơ sinh còn rất nhỏ, việc uống thêm nước sẽ làm đầy dạ dày, khiến bé no và không chịu bú sữa mẹ gây ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của trẻ.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố, trẻ sơ sinh uống nước có thể khiến bé dễ bị nhiễm trùng. Nước không thể sạch sẽ và hoàn toàn tinh khiết như sữa mẹ. Đặc biệt, nguy cơ chứa mầm bệnh có thể đến từ việc vệ sinh ly tách không sạch sẽ. Hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh còn non nớt, nếu uống phải nước có chứa mầm bệnh, bé sẽ nguy cơ bị tiêu chảy và suy dinh dưỡng. Theo thống kê của WHO, trẻ sơ sinh uống thêm nước có nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy cao hơn 2 - 3 lần so với những trẻ chỉ bú sữa mẹ.
Một số chuyên gia cho rằng khi trẻ bú ít, ngoài việc trẻ bị thiếu dinh dưỡng thì cũng ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ. Động tác bú của trẻ sẽ kích thích tuyến sữa của mẹ tiết thêm sữa cho cữ bú kế tiếp. Trẻ bú càng nhiều thì lượng sữa mẹ sẽ tiết ra càng nhiều để đảm bảo đủ nhu cầu của trẻ. Nếu trẻ không bú hết sữa, kích thích không đủ, mẹ sẽ tiết sữa ít đi. Lâu dần sẽ ảnh hưởng đến nguồn cung cấp sữa mẹ cho trẻ, trẻ có thể phải uống sữa công thức để bổ sung dưỡng chất.
Dạ dày của trẻ sơ sinh rất nhỏ, không thể chứa quá nhiều. Vì vậy, nếu cho trẻ uống nước thêm sau khi đã bú đủ, trẻ có thể ọc sữa ra.
Cho trẻ uống quá nhiều nước sẽ làm loãng nồng độ natri trong cơ thể. Số natri đó sẽ theo nước thoát ra bên ngoài khiến cơ thể trẻ thiếu hụt. Trẻ sơ sinh dễ bị hạ Natri máu, chỉ cần tăng từ 7 - 8% lượng nước trong hệ tuần hoàn là đủ gây nguy hiểm.
Cha mẹ cần lưu ý những biểu hiện của hiện tượng hạ Natri máu do ngộ độc nước như: trẻ lừ đừ, quấy khóc, phù nề cơ thể, ngủ mê man, hạ thân nhiệt và co giật… để kịp thời xử lý thích hợp.
Khi trẻ sơ sinh bị sốt hoặc tiêu chảy có nguy cơ mất nước cao, nhiều mẹ có khuynh hướng bổ sung nước cho bé. Tuy nhiên theo các chuyên gia, việc cho trẻ sơ sinh uống nước để giảm nguy cơ mất nước trong lúc trẻ bệnh là không hợp lý, vì nước uống không cung cấp bất kỳ chất điện giải nào. Uống thêm nước có thể khiến việc mất cân bằng điện giải thêm trầm trọng. Lúc này, mẹ nên cho trẻ bú mẹ bổ sung thêm chứ không phải cho uống thêm nước.
Khi trẻ vừa mới bắt đầu ăn dặm, mẹ có thể cho bé uống vài ngụm nước (khoảng 4 muỗng) bổ sung giữa bữa ăn. Mẹ có thể tăng dần lượng nước lên theo quá trình phát triển của trẻ. Khi chế độ ăn dặm ổn định, cho trẻ uống một lần khoảng 60ml nước. Tùy theo nhu cầu từng bé, mỗi ngày tổng lượng nước trẻ có thể uống vào khoảng 120 - 240ml.
Khi trẻ được hơn 6 tháng tuổi và ăn dặm thì mẹ có thể cho trẻ uống nước. Khi cho bé uống nước, mẹ cần lưu ý một số điều sau:
Thoa Vy
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim
Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.