Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Để biết được tại sao trẻ sơ sinh hay vặn mình, bạn hãy theo dõi nội dung dưới bài viết sau.
Hiện tượng vặn mình ở trẻ sơ sinh thường xảy ra khi trẻ được 5 đến 6 tuần tuổi. Đây là hiện tượng hết sức bình thường và sẽ tự hết sau khi trẻ được 3 đến 4 tháng tuổi. Vậy tại sao trẻ sơ sinh hay vặn mình? Cùng nhau tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Theo sự giải thích của các bác sĩ chuyên khoa Nhi, hiện tượng trẻ sinh hay vặn hoặc rướn mình vốn chỉ là phản xạ sinh lý bình thường của cơ thể. Khi trẻ mới sinh ra, các tế bào thần kinh, vỏ não của trẻ chưa phát triển hoàn thiện nên phần dưới vỏ sẽ hoạt động chiếm ưu thế nhiều hơn. Chính vì vậy, việc trẻ vặn mình hay vận động tay chân là chỉ để tìm cách để thích nghi với môi trường ở bên ngoài tử cung của người mẹ.
Bên cạnh đó, thói quen vặn mình ở trẻ cũng có thể là do trẻ ngủ ở trên đệm quá cứng, tư thế ngủ của trẻ không phù hợp, môi trường ngủ không thoải mái hoặc do bé gối đầu quá cao.
Tuy nhiên, trong trường hợp trẻ vặn mình và kèm theo các biểu hiện bất thường khác như khó ngủ, hay giật mình, gồng mình, nôn ói, đổ nhiều mồ hôi trộm… thì đây có thể là biểu hiện của một số bệnh lý.
Các biểu hiện sinh lý và bệnh lý khi trẻ sơ sinh vặn mình sẽ có những sự khác nhau như sau:
Với trường hợp trẻ vặn mình do sinh lý, trẻ thường gồng người trong vòng vài phút và sau khoảng 2 đến 3 tháng sẽ kết thúc tình trạng này, Khi ấy, cân nặng của trẻ vẫn tăng đều. Việc vặn mình do sinh lý ở trẻ có thể là do:
Nếu trẻ vặn mình do bệnh lý, trẻ sẽ có những triệu chứng gây ảnh hưởng tới giấc ngủ, ăn uống, sụt cân, tổn thương da, tóc…
Trong trường hợp trẻ sơ sinh vặn mình do bệnh lý, cha mẹ nên đưa trẻ nhỏ thăm khám để các bác sĩ có thể đưa ra chẩn đoán chính xác cũng như tư vấn cách chữa trị, chăm sóc tốt nhất cho trẻ.
Nếu trẻ sơ sinh vặn mình do đây là biểu hiện sinh lý bình thường, cha mẹ có thể áp dụng các cách như sau:
Như vậy, bài viết trên đã giúp bạn lý giải vấn đề tại sao trẻ sơ sinh hay vặn mình. Bạn hãy để ý đến những dấu hiệu ở trẻ để có thể đưa ra biện pháp khắc phục kịp thời khi trẻ hay vặn mình nhé.
Lê Hồng
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.