Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Tìm hiểu về các nguyên nhân khô miệng khi ngủ dậy khiến bạn cảm thấy khó chịu và hôi miệng. Từ đó có những biện pháp khắc phục tình trạng này để cải thiện sức khỏe răng miệng và giúp bạn tự tin hơn trong giao tiếp.
Khô miệng sau khi ngủ dậy là hiện tượng tượng mà nhiều người mắc phải, khiến cho bạn cảm thấy mệt mỏi và tâm lý không thoải mái. Vậy nguyên nhân nào gây khô miệng khi ngủ dậy, chúng ta cùng tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây nhé!
Nước bọt trong miệng có chức năng giúp trung hòa axit do vi khuẩn sản xuất, rửa trôi thức ăn, đồng thời hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh lý về miệng. Hơn thế nước bọt còn giúp kích thích tăng vị giác, giúp hoạt động nhai nuốt trở nên thuận tiện hơn, đặc biệt nước bọt còn tiết ra enzym hỗ trợ tiêu hóa.
Khô miệng khi ngủ dậy là tình trạng tuyến nước bọt trong miệng không điều tiết đủ nước bọt để giữ cho khoang miệng ẩm ướt. Bên cạnh đó, miệng bạn còn xuất hiện thêm một số hiện tượng khác như khát nước, khô môi, khô cổ họng, lưỡi ngứa ran, hơi thở có mùi, đau họng…
Hầu như các trường hợp khô miệng lúc ngủ dậy là do các nguyên nhân sau đây:
Nếu bạn không uống đủ 2 lít nước mỗi ngày thì việc trao đổi chất và bài tiết trong cơ thể dễ bị ngưng trệ. Điều này khiến cho tất cả lượng nước được cung cấp cơ thể đều được huy động để dùng cho các quá trình này.
Sáng ngủ dậy bị khô miệng vì tuyến nước bọt trong khoang miệng không đủ để đảm nhận vai trò của nó. Ngoài ra, nếu bạn bị tiêu chảy, mồ hôi ra nhiều, sốt cao, mất máu… cũng gây mất nước và khô miệng.
Ở người cao tuổi, hệ bài tiết thường suy giảm kết hợp cùng với đó là dùng nhiều loại thuốc rất dễ gây hiện tượng sáng ngủ dậy bị khô miệng.
Nếu dây thần kinh não bộ bị tổn thương do một số tác động nào đó, khiến hoạt động tiết nước bọt trở nên gián đoạn và gây khô miệng khi ngủ dậy.
Khi sử dụng các loại thuốc như thuốc trị mất ngủ, thuốc giảm đau, thuốc trị trầm cảm, thuốc lợi tiểu, thuốc chống béo phì, thuốc dị ứng, thuốc trị mụn trứng cá, thuốc trị tiêu chảy… sẽ gây khô miệng sau khi ngủ dậy do bị tác động bởi tác dụng phụ của thuốc.
Hiện tượng khô miệng sau khi ngủ dậy có thể là dấu hiệu cảnh báo về một số bệnh lý như đột quỵ, quai bị, Parkinson, trào ngược thực quản, huyết áp cao…
Ngoài những nguyên nhân được nêu trên, sau khi ngủ dậy bị khô miệng có thể do:
Hầu như rất nhiều người đều không quan tâm về hiện tượng khô miệng khi thức dậy, nhưng không biết rằng ẩn sau hiện tượng này có thể tiềm ẩn nhiều mối nguy hại cho sức khỏe của bản thân.
Chứng khô miệng hay đi kèm theo với hiện tượng ít nước bọt. Lúc này, tuyến nước bọt đóng vai trò quan trọng giúp bạn cảm nhận được mùi vị, tiêu hóa thức ăn dễ dàng, trung hòa axit thức ăn trong khoang miệng, ngăn ngừa sự hình thành mảng bám ở nướu, giúp vi khuẩn không tấn công men răng. Nếu nước bọt trong khoang miệng không được cung cấp đầy đủ, sẽ khiến miệng bị khô, gây ra tình trạng hôi miệng, làm ảnh hưởng đến tâm lý tự tin trong giao tiếp.
Khô miệng sau khi ngủ dậy có thể xuất phát từ những bệnh lý cơ thể như viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày, viêm nha chu… Nếu chúng không được điều trị sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và cả sức khỏe của bạn. Nhiều người bị khô miệng do có thói quen thở bằng miệng, nếu tình trạng này kéo dài sẽ rất dễ mắc các bệnh lý về đường hô hấp.
Để góp phần hỗ trợ và khắc phục tình trạng sau khi ngủ dậy là:
Việc khô miệng khi ngủ dậy xuất phát từ những thói quen xấu thì bạn nên xem xét và thay đổi để dần có những thói quen tích cực, giữ sức khỏe răng miệng được tốt hơn.
Nếu tình trạng khô miệng chỉ diễn ra trong vài ngày thì không đáng lo ngại, nó xuất phát từ sự tác động bên ngoài, chỉ cần điều trị vào yếu tố tác động nên tình trạng này sẽ được khắc phục ngay. Ngược lại, nếu khô miệng kéo dài thì bạn không nên thờ ơ với nó, cần đến bác sĩ chuyên khoa để tìm ra các nguyên nhân gây khô miệng là gì để có biện pháp xử lý triệt để.
Nếu khô miệng xuất phát từ các bệnh lý trong cơ thể thì cần phải điều trị dứt điểm để giúp khắc phục tình trạng này, đồng thời cải thiện sức khỏe được tốt hơn.
Như vậy, chúng tôi đã giải đáp về các nguyên nhân nào gây khô miệng khi ngủ dậy, đồng thời có những biện pháp khắc phục tình trạng này hiệu quả, nhằm giúp cải thiện tình trạng sức khỏe răng miệng và sức khỏe tổng quát được tốt hơn.
Kim Thoại
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.