Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bạn thường nghe nhắc đếm tắm đêm đột quỵ, nhưng lại không biết vì sao việc tắm đêm lại gây hậu quả nặng nề này cho chúng ta. Để hiểu rõ hơn, bạn đừng nên bỏ qua những thông tin hữu ích trong bài viết này.
Theo số liệu thống kê ở các nước ôn đới, vào mùa lạnh, số người đột quỵ sẽ tăng cao. Giải thích cho điều này, các chuyên gia sức khỏe đã nói rằng nhiệt độ môi trường sống có liên quan mật thiết đến tình trạng sức khỏe của bạn. Vì thế, việc thay đổi nhiệt độ đột ngột như thói quen tắm đêm sẽ khiến bạn dễ bị đột quỵ. Ở bài viết này, chúng ta sẽ cùng phân tích và tìm hiểu nhiều hơn về lý do tại sao tắm đêm gây đột quỵ?
Theo báo Vietnamnet, trong những năm vừa qua, nước ta đã ghi nhận hơn 200,000 ca đột quỵ, có đến hơn 90% để lại các di chứng cho cơ thể, và hơn 50% trong số này tử vong. Một điều đáng quan ngại là nếu như trước đây đột quỵ chỉ xảy ra nhiều ở người lớn tuổi, thì nay con số này đang có xu hướng trẻ hóa dần. Tỷ lệ bệnh nhân trẻ tuổi bị đột quỵ dưới 40 tuổi đang chiếm 10% đến 17%. Có rất nhiều lý do gây ra tình trạng đột quỵ ở người trẻ tuổi, trong đó có nhiều trường hợp xuất phát từ thói quen tắm đêm.
Theo như các tài liệu nghiên cứu sức khỏe trên thế giới, nhiều chuyên gia sức khỏe đã nhận định rằng khi thời tiết thay đổi, tỷ lệ đột tử sẽ tăng cao, nhất là vào mùa đông. Theo đó, khi nhiệt độ cơ thể đột ngột giảm xuống 5 độ, thì sẽ làm gia tăng nguy cơ đột quỵ lên thêm 7%. Vấn đề này có liên quan đến nguyên nhân tại sao tắm đêm lại đột quỵ không?
Tuy rằng chưa có kết luận chính xác nào về tắm đêm đột tử, nhưng thói quen này lại là nguyên nhân làm nhiệt độ thay đổi nhanh khiến cơ thể không kịp thích ứng. Điều này tác động trực tiếp đến huyết áp và các bệnh nền như tiểu đường, xơ vữa mạch máu,... dẫn tới tình trạng đột quỵ. Đây cũng là câu trả lời cho thắc mắc "Vì sao tắm đêm dễ đột quỵ?".
Một số người, nhất là các bạn nữ thường rất thích ngâm bồn khi tắm. Thời gian tắm hoặc ngâm bồn quá 20 phút khiến da bị mất nước, cơ thể mệt mỏi, tim không được cung cấp đủ lượng máu cần thiết, thiếu dưỡng khí khiến co rút mạch máu, nhịp tim bất ổn. Thời gian tắm càng lâu sẽ càng tăng nguy cơ đột tử. Vì thế, thời gian tắm hợp lý chỉ nên từ 15 phút đến 20 phút là hợp lý.
Nhiệt độ ban đêm vốn dĩ đã xuống thấp, khi tắm nước lạnh lại là một "cực hình" đối với cơ thể. Đây là một điều cấm kỵ bạn bắt buộc phải nhớ để tránh tắm đêm gây đột quỵ. Nhiệt độ nước quá thấp sẽ khiến mạch máu bị co rút lại, dẫn đến tắc nghẽn tuần hoàn máu, khiến não bộ và tim không được cung cấp đủ lượng máu cần thiết. Bạn sẽ rất dễ bị nhồi máu não hoặc nhồi máu cơ tim, khi không được xử lý kịp thời sẽ xảy ra đột quỵ, thậm chí là tử vong.
Giống như việc tắm nước lạnh, thói quen tắm nước quá nóng cũng khiến bạn dễ bị đột quỵ. Như đã nói ở trên, nhiệt độ cơ thể chênh lệch hơn 5 độ C với nhiệt độ môi trường sẽ khiến bạn bị sốc nhiệt. Tình trạng này sẽ kéo theo việc tim bị áp lực, các mạch máu giãn nở to khiến thiếu oxy cung cấp cho não bộ và tim. Theo như các chuyên gia sức khỏe, nhiệt độ nước thích hợp nhất là từ 24 độ C đến 29 độ C.
Khi uống các loại nước chứa cồn, nhiệt độ cơ thể sẽ tăng cao, huyết quản sẽ co lại. Khi bạn tắm ngay sau đó, các mạch máu rất dễ bị vỡ dẫn đến tai biến mạch máu não, gây ra tình trạng đột tử vô cùng nguy hiểm. Đã có rất nhiều trường hợp đáng tiếc xảy ra chỉ vì thói quen tắm đêm sau khi uống rượu bia.
Thông thường, bạn sẽ rất khó nhận ra người đột quỵ vì không có dấu hiệu rõ ràng, nhất là trường hợp tắm đêm đột quỵ. Chỉ vài giây hoặc trong khoảng thời gian ngắn là họ đã có thể đột tử. Vì vậy, để phòng ngừa tình trạng này thì tốt nhất nên hạn chế thói quen tắm đêm, kiểm soát tốt các bệnh nền như tim mạch, cao huyết áp, tiểu đường, xơ vữa động mạch.
Khi nghi ngờ người thân bị đột quỵ, bạn không nên tự ý điều trị như bấm huyệt, cạo gió, châm cứu,... Những hành động này sẽ khiến tình trạng nặng hơn và làm mất "thời gian vàng" để cứu bệnh nhân đột quỵ. Hãy đặt bệnh nhân ở nơi thông thoáng, không cho ăn uống để phòng tránh nôn trào ngược gây tắc nghẽn đường thở. Sau đó, bạn cần đưa họ đến bệnh viện càng sớm càng tốt.
Tóm lại, tắm đêm đột quỵ là một mối nguy hại tiềm ẩn mà chúng ta rất dễ mắc phải ít nhất một lần trong đời. Để bảo vệ sức khỏe bản thân của mình, cách tốt nhất là nên hạn chế tắm khuya, đồng thời tăng cường tập luyện thể thao tăng cường sức khỏe. Một lối sống lành mạnh, khoa học sẽ giúp bạn kéo dài tuổi thọ, phòng tránh nhiều bệnh tật.
Bảo Vân
Nguồn: Vietnamnet
Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.