Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Thanh Hương
Mặc định
Lớn hơn
Bệnh mạch vành đang ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Vậy đâu là nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị bệnh mạch vành ở người trẻ? Trong bài viết này, Long Châu sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết để chủ động bảo vệ sức khỏe.
Các nghiên cứu cho thấy, khoảng 4 - 10% các trường hợp nhồi máu cơ tim xảy ra ở người dưới 45 tuổi, chủ yếu là nam giới. Mặc dù tỷ lệ này thấp hơn so với nhóm lớn tuổi, nhưng xu hướng gia tăng trong nhóm tuổi trẻ phản ánh sự trẻ hóa đáng báo động của bệnh mạch vành. Người trẻ thường không nhận thức đầy đủ về các triệu chứng sớm của bệnh, dẫn đến việc chẩn đoán và điều trị có thể bị trì hoãn. Bài viết này sẽ làm rõ nguyên nhân phổ biến, dấu hiệu cảnh báo sớm, cách điều trị và phòng ngừa bệnh mạch vành ở người trẻ hiệu quả.
Bệnh mạch vành, căn bệnh thường được xem là bệnh của người cao tuổi, đang có xu hướng trẻ hóa đáng báo động. Đây là tình trạng tắc nghẽn động mạch vành do các mảng xơ vữa, làm giảm lưu lượng máu và oxy đến cơ tim, dẫn đến đau thắt ngực hoặc nhồi máu cơ tim. Một số nghiên cứu cho thấy, đau thắt ngực không ổn định chiếm tỷ lệ nhỏ trong nhóm bệnh nhân dưới 45 tuổi, thường dưới 10%. Tuy nhiên, xu hướng trẻ hóa của bệnh mạch vành đang được ghi nhận, đặc biệt ở những người có yếu tố nguy cơ như hút thuốc lá, rối loạn lipid máu và lối sống không lành mạnh.
Ở người trẻ, bệnh mạch vành thường tiến triển âm thầm và chỉ được phát hiện khi xảy ra biến cố cấp tính như nhồi máu cơ tim. Các nghiên cứu cho thấy phần lớn bệnh nhân trẻ chỉ tổn thương một động mạch vành nhưng lại có nguy cơ cao hình thành cục máu đông do mảng xơ vữa nứt vỡ.
Bệnh mạch vành ở người trẻ là hệ quả của nhiều nguyên nhân và yếu tố nguy cơ, bao gồm:
Di truyền có mối liên hệ mật thiết với bệnh mạch vành, đặc biệt khi có tiền sử gia đình mắc bệnh tim mạch sớm (nam <55 tuổi, nữ <65 tuổi). Điều này phản ánh các đột biến gen ảnh hưởng đến chuyển hóa lipid hoặc chức năng mạch máu ở những người cùng huyết thống.
Rối loạn lipid máu, đặc biệt là cholesterol LDL cao, thường liên quan đến bệnh tăng cholesterol máu gia đình (Familial Hypercholesterolemia). Đây là một rối loạn di truyền làm giảm khả năng thanh thải LDL, dẫn đến tích tụ sớm mảng xơ vữa.
Lối sống không lành mạnh là yếu tố thúc đẩy chính gây bệnh mạch vành ở người trẻ. Nicotine trong thuốc lá điện tử gây co thắt mạch vành cấp. Còn việc lạm dụng thức uống năng lượng (Red Bull, Monster) làm rối loạn nhịp tim và tăng huyết áp. Hội chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn cũng gây thiếu oxy máu mạn tính, kích hoạt phản ứng viêm làm tổn thương nội mạc mạch.
Nghiện game online có thể liên quan đến lối sống ít vận động và căng thẳng tâm lý, gián tiếp làm tăng mức fibrinogen – protein thúc đẩy hình thành cục máu đông. Chế độ ăn keto cực đoan (tiêu thụ > 70% chất béo) có thể làm tăng mức LDL cholesterol, đặc biệt nếu tiêu thụ nhiều chất béo bão hòa. Khi kết hợp với lười vận động và béo phì sẽ càng làm trầm trọng tình trạng kháng insulin. Các chất kích thích như cocaine và ma túy có thể gây co thắt mạch vành đột ngột, dẫn đến nhồi máu cơ tim.
Tăng huyết áp và đái tháo đường type 2 đang ngày càng phổ biến ở người trẻ, góp phần làm tăng nguy cơ bệnh mạch vành. Một số người trẻ mắc hội chứng chuyển hóa và các bệnh viêm mạn tính như lupus và viêm khớp dạng thấp, làm tăng nguy cơ bệnh mạch vành. Những bệnh lý này đều góp phần thúc đẩy xơ vữa thông qua cơ chế stress oxy hóa và tổn thương vi mạch.
Người trẻ hiện nay phải đối mặt với tình trạng căng thẳng tâm lý kéo dài. Điều này làm tăng cortisol, gây rối loạn chức năng nội mạc và tăng sinh tế bào cơ trơn mạch máu. Đây cũng là một yếu tố thúc đẩy bệnh mạch vành ở người trẻ.
Người trẻ mắc bệnh mạch vành thường biểu hiện qua các triệu chứng từ điển hình đến không điển hình như:
Điều trị bệnh mạch vành ở người trẻ cần kết hợp thay đổi lối sống, sử dụng thuốc và can thiệp y tế để kiểm soát bệnh hiệu quả. Cụ thể là:
Bỏ thuốc lá, hạn chế rượu bia, duy trì tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày, và áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh là việc bắt buộc đối với người trẻ nếu muốn kiểm soát bệnh mạch vành. Trong chế độ ăn hàng ngày, họ nên tăng cường tiêu thụ rau xanh, cá, ngũ cốc nguyên hạt, chất béo lành mạnh. Đồng thời, người trẻ cũng cần từ bỏ thói quen tiêu thụ đồ ăn nhanh, đồ ăn chế biến sẵn, chất béo bão hòa…
Về điều trị nội khoa, các loại thuốc ức chế men chuyển hoặc chẹn beta giúp ổn định huyết áp, và aspirin chống kết tập tiểu cầu nhằm ngăn ngừa hình thành cục máu đông. Mỡ máu cao có thể là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng này bệnh mạch vành ở người trẻ. Vì vậy, bệnh nhân có thể được điều trị hỗ trợ bằng thuốc trị mỡ máu. Các thuốc này cần được sử dụng đúng liều lượng và theo dõi định kỳ để đảm bảo hiệu quả tối ưu.
Trong trường hợp tổn thương động mạch vành nghiêm trọng, các phương pháp can thiệp hoặc phẫu thuật được áp dụng như đặt stent mạch vành để tái thông lòng mạch hoặc phẫu thuật bắc cầu động mạch vành (CABG) đối với tổn thương phức tạp. Những phương pháp này mang lại hiệu quả cao trong việc phục hồi lưu lượng máu đến cơ tim và giảm nguy cơ biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim.
Bệnh mạch vành ở người trẻ không còn là bệnh hiếm gặp. Phòng ngừa bệnh mạch vành ở người trẻ cần bắt đầu từ việc tầm soát sớm nếu có yếu tố nguy cơ như tiền sử gia đình mắc bệnh tim mạch, cholesterol cao hoặc lối sống không lành mạnh. Kiểm tra sức khỏe định kỳ sẽ giúp phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường để có biện pháp can thiệp kịp thời. Bên cạnh đó, duy trì lối sống lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong phòng ngừa bệnh.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân
Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.