Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bệnh vàng da xuất hiện ở trẻ những ngày sau sinh do hồng cầu của trẻ bị vỡ, các sắc tố mật được giải phóng gây nên vàng da. Thường thì vàng da sinh lý xảy ra vào khoảng ngày thứ 4-5 và kết thúc sau ngày 9 sau khi bé chào đời. Đối với bé sinh non, hiện tượng này sẽ kéo dài hơn một chút.
Vàng da sinh lý sẽ tự hết dần, nhưng trong một số trường hợp bệnh lý, hiện tượng này có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm. Để hiểu biết hơn về hiện tượng vàng da ở trẻ sơ sinh, các bậc cha mẹ đừng bỏ qua bài viết dưới đây nhé!
Bệnh vàng da ở trẻ là một biến chứng xảy ra khi lượng Bilirubin vượt quá giới hạn cho phép khiến gan không lọc thải kịp. Do đó, Bilirubin dễ bị thấm vào não gây vàng da nhân ở trẻ sơ sinh. Biến chứng này gây tổn thương não bộ và không thể phục hồi được. Đây là tình trạng vô cùng độc hại đối với tế bào não. Các mẹ có thể nhận biết tình trạng này ở trẻ bị vàng da thông qua các biểu hiện như: trẻ ngủ li bì, bỏ bú, sốt cao,… Việc xác định sớm trẻ bị vàng da bệnh lý để điều trị trước 7 ngày sau sinh là rất quan trọng, nhằm ngăn ngừa nguy cơ tổn thương não.
Khi trẻ sơ sinh bị vàng da, các bậc cha mẹ có thể nhận biết bằng mắt thường. Đối với những đứa trẻ có da đỏ hồng hoặc đen thì khó nhận biết hơn. Lúc này, mẹ có thể kiểm tra bằng cách ấn nhẹ lên da của bé và giữ khoảng vài giây rồi bỏ ra, nếu vết ấn có màu vàng rõ thì có thể trẻ đang bị vàng da. Do đó, mẹ nên quan sát màu da của bé mỗi ngày kịp thời phát hiện, có hướng xử lý sớm.
Trẻ sơ sinh bị vàng da do sinh lý: Vàng da ở trẻ sơ sinh do sinh lý là biểu hiện bình thường sau khi sinh. Thường sẽ biến mất trong khoảng 1 tuần với trẻ sinh đủ tháng và 2 tuần với trẻ sinh non. Trẻ sơ sinh bị vàng da do sinh lý thường ở mức độ khá nhẹ, không kèm theo các triệu chứng bất thường khác, chủ yếu xuất hiện ở các vị trí vùng mặt, cổ, ngực và bụng. Ngoài ra, phân của trẻ thường nhạt màu, nước tiểu có màu vàng hoặc màu tối (nước tiểu của trẻ sơ sinh thường không màu).
Trẻ sơ sinh bị vàng da do bệnh lý: Trẻ sơ sinh bị vàng da do bệnh lý thường tiềm tàng một căn bệnh nào đó, có triệu chứng kéo dài và đặc biệt bị vàng da rất sớm (trong vòng 24 giờ sau sinh). Nếu trẻ sơ sinh bị vàng da nặng, phủ toàn thân từ lòng bàn tay, bàn chân đến cả kết mạc mắt. Trẻ thường lừ đừ, bỏ bú, co giật. Biến chứng nhiễm độc thần kinh do sắc tố mật Bilirubin gián tiếp thấm vào não sẽ là ảnh hưởng nguy hiểm đến trẻ sơ sinh bị vàng nếu không phát hiện và điều trị kịp thời.
Các nguyên nhân của vàng da ở trẻ sơ sinh do bệnh lý khác như: Bất đồng nhóm máu mẹ con, bệnh lý về gan mật, bầm tím sau khi sinh hoặc xuất huyết nội tạng, bệnh lý tan máu, nhiễm trùng máu, chậm đi phân su.
Ba mẹ cần lưu ý các tình trạng: Trẻ bú ít hơn bình thường, ngủ nhiều, nước tiểu vàng, phân bạc màu. Nếu trẻ sơ sinh bị vàng da ở bàn tay, bàn chân và kéo dài trên 10 ngày, ba mẹ cần liên hệ ngay bác sĩ để được tư vấn và hỗ trợ.
Hầu hết vàng da sinh lý ở trẻ sơ sinh chỉ theo dõi không cần điều trị sẽ tự khỏi sau một thời gian ngắn, chỉ những trường hợp có mức bulirubin quá cao mới cần phải can thiệp về y tế bởi nguy cơ biliburin có thể di chuyển đến não và gây tổn thương não. Có hai phương pháp thường được sử dụng là chiếu đèn năng lượng và truyền máu.
Chiếu đèn là phương pháp điều trị đơn giản, an toàn và hiệu quả. Mục tiêu của phương pháp này là sử dụng năng lượng ánh sáng xuyên qua da giúp chuyển hóa bilirubin tự do trong máu thành chất khác không độc, đào thải ra ngoài phân, nước tiểu. Khi chiếu đèn, trẻ sẽ được cởi bỏ quần áo ở trần, che kín mắt và bộ phận sinh dục, xoay trở để tăng diện tích da tiếp xúc với ánh sáng.
Thay máu là biện pháp được sử dụng khi trẻ vàng da ở mức độ nặng thất bại điều trị với liệu pháp chiếu đèn hoặc có triệu chứng thần kinh đi kèm.
Cho trẻ tắm nắng để hấp thụ vitamin D là cách mà nhiều ba mẹ dùng để tự điều trị vàng da ở trẻ. Theo các bác sĩ, đây là quan niệm sai lầm, không tốt cho sức khỏe của trẻ. Cụ thể, trong ánh nắng mặt trời có tia UVB (tia cực tím loại B) rất độc cho da, đặc biệt là làn da mỏng manh của trẻ nhỏ. Da của trẻ có thể bị bỏng, nhăn nheo và có nguy cơ ung thư. Không những thế, tia cực tím loại B còn gây ra các bệnh về mắt cho trẻ như đục thủy tinh thể. Do vậy, các bác sĩ và chuyên gia không khuyến khích ba mẹ cho trẻ phơi nắng để điều trị bệnh vàng da mà hay đưa trẻ đến bác sĩ.
Trúc
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...