Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Tầm quan trọng của xét nghiệm Rubella ở thai phụ

Ngày 14/11/2022
Kích thước chữ

Rubella không gây ảnh hưởng đến người bình thường nhưng là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng dị tật thai nhi, do đó xét nghiệm Rubella và đặc biệt là xét nghiệm Rubella cho thai phụ là việc làm vô cùng cần thiết.

Rubella là virus nguy hiểm thường thấy ở thai phụ và chúng có thể làm thai nhi bị dị dạng. Chúng là loại virus dễ lây lan nhưng vẫn có thể phòng ngừa bằng cách tiêm vắc xin. Do đó, thai phụ nên tiến hành xét nghiệm Rubella để đảm bảo sức khoẻ cho cả mẹ và bé.

Bệnh Rubella là gì?

Bệnh Rubella (bệnh sởi Đức/ bệnh sởi ba ngày) là loại bệnh nhiễm trùng do có sự hiện diện của virus Rubella trong cơ thể người. Rubella bắt nguồn từ tiếng Latinh “little red” - tức là phát ban đỏ. Hiện tượng phát ban đỏ có thể được xem là biểu hiện đặc trưng của bệnh, Rubella dễ lây lan nên thường bị nhầm lẫn với bệnh sởi.

Rubella thường sẽ khỏi trong vài ngày và có thể được ngăn ngừa bằng vắc xin sởi – quai bị – rubella (MMR).

Tầm quan trọng của xét nghiệm Rubella ở thai phụ1 Rubella thường dễ bị nhầm lẫn với bệnh sởi

Xét nghiệm Rubella là gì?

Xét nghiệm chẩn đoán Rubella dựa vào định lượng Rubella IgM và IgG. Khi cơ thể tiếp xúc với virus Rubella, hệ thống miễn dịch sẽ sinh ra kháng thể để ngăn chặn tình trạng nhiễm trùng do virus Rubella gây ra. Do đó khi cơ thể mắc bệnh, nếu xét nghiệm Rubella sẽ tìm thấy hai kháng thể IgM và IgG này trong máu.

Xét nghiệm virus Rubella có hai loại là xét nghiệm kháng thể IgM (chẩn đoán sàng lọc bệnh nhân nghi ngờ nhiễm virus Rubella) và xét nghiệm kháng thể IgG (kiểm tra bệnh nhân có miễn dịch với Rubella trong cơ thể hay không).

Rubella IgG và Rubella IgM là gì?

Thông thường người ta sẽ sử dụng test Rubella để phát hiện kháng thể được sản xuất bởi hệ thống miễn dịch của cơ thể nhằm đáp ứng với bệnh nhiễm trùng do virus Rubella gây ra. Như đã nói ở trên, IgM và IgG là hai kháng thể Rubella.

Sau khi cơ thể tiếp xúc với virus Rubella, trong máu sẽ có kháng thể Rubella IgM. Từ 7 đến 10 ngày sau khi nhiễm trùng, protein tăng lên, đạt đỉnh và kéo dài trong vài tuần rồi giảm dần.

Khi mẹ bầu bị nhiễm virus Rubella, các kháng thể IgG sẽ xuất hiện. Kháng thể IgG sẽ xuất hiện muộn hơn IgM nhưng nó sẽ tồn tại suốt đời trong máu, từ đó giúp cơ thể người mẹ chống lại sự nhiễm trùng do virus Rubella về sau. Kháng thể IgM trong máu cho thấy có thể đã có sự nhiễm trùng. Một điểm nhiễm Rubella gần đây hoặc từng nhiễm trong quá khứ sẽ được chỉ điểm nếu có sự hiện diện của IgG.

Hội chứng nhiễm Rubella bẩm sinh có thể làm trẻ sinh ra bị chậm phát triển, điếc… Do đó chị em nên thường xuyên xét nghiệm kháng thể Rubella để đảm bảo cho quá trình thai kỳ diễn ra suông sẻ và sinh con khoẻ mạnh.

Tầm quan trọng của xét nghiệm Rubella ở thai phụ2 Trẻ bị Rubella bẩm sinh dễ bị chậm phát triển

Xét nghiệm Rubella ở thai phụ

Như đã nói ở trên, xét nghiệm Rubella (IgM và IgG) sẽ được thực hiện từ tuần thứ 7 đến tuần thứ 10 của thai kỳ, và chỉ thực hiện đối với những thai phụ chưa từng tiêm vắc xin ngừa Rubella và chưa từng mắc Rubella trước đây. Không nên xét nghiệm khi thai đã trên 16 tuần.

  • Nếu kết quả IgM âm tính và IgG dương tính: Bạn đã từng bị nhiễm Rubella trước khi thực hiện xét nghiệm ít nhất là 10 tuần, bạn đã có kháng thể IgG bảo vệ. Nếu nồng độ IgG sau khi thực hiện xét nghiệm cách nhau 2 tuần tăng lên thì chứng tỏ bạn đã bị nhiễm Rubella trước đó hoặc đã được tiêm phòng. Nếu nồng độ IgG thấp thì có thể bệnh nhân mắc Rubella, cần làm xét nghiệm Rubella IgM và IgM tiếp theo sau 1 tuần, nếu IgM dương tính và IgG tăng lên thì bệnh nhân bị Rubella cấp.
  • Nếu IgM dương tính, IgG âm tính: Bệnh nhân vừa mới bị nhiễm virus Rubella, mới chỉ có kháng thể IgM. Bạn nên làm thêm xét nghiệm IgM và IgG sau 2 tuần kế tiếp. Nếu kết quả cho thấy IgM vẫn dương tính, IgG bắt đầu xuất hiện thì chắc chắn thai phụ đã bị nhiễm Rubella. Nếu IgM dương, IgG âm thì kết quả IgM là không đặc hiệu. Thai phụ dưới 12 tuần tuổi mà có chỉ số IgM dương tính thì nguy cơ lây truyền từ mẹ sang con ở giai đoạn này là 80%. Trẻ bị lây nhiễm virus trong giai đoạn này dễ mắc hội chứng rubella bẩm sinh rất cao.
  • Nếu chỉ số IgM dương tính, IgG dương tính: Đây là trường hợp ít gặp. Có nhiều khả năng là dương tính giả. Mẹ cần được theo dõi và thực hiện xét nghiệm IgM và IgG, sau 2 đến 3 lần mà kết quả vẫn không thay đổi thì mẹ bầu có thể yên tâm.
  • Nếu IgM âm tính và IgG âm tính: Có thể thai phụ chưa từng bị nhiễm Rubella và có nguy cơ bị mắc Rubella, cần phải theo dõi sức khoẻ thai phụ thường xuyên để xử lý nếu bị nhiễm Rubella. Mẹ bầu nên được thực hiện xét nghiệm lại sau khoảng 2 đến 3 tuần.
Tầm quan trọng của xét nghiệm Rubella ở thai phụ3 Mẹ nên xét nghiệm Rubella sớm để tránh thai nhi bị nhiễm virus Rubella

Nguy cơ lây truyền Rubella từ mẹ sang con là 80% trong ba tháng đầu thai kỳ, nguy cơ thai nhi bị mắc hội chứng Rubella bẩm sinh là 33% ở thời điểm thai 11 - 12 tuần. Ở thời điểm thai nhi 13 - 16 tuần, tỷ lệ này giảm là 11 - 24 % và sau 16 tuần thì tỷ lệ này còn 0%. Do đó, đối với thai phụ thì việc xác định thời điểm nhiễm bệnh Rubella là vô cùng quan trọng.

Để phòng ngừa Virus Rubella một cách hiệu quả, tốt nhất chị em đang trong độ tuổi sinh sản nên tiến hành xét nghiệm Rubella và tiêm ngừa Rubella trước khi có ý định sinh nở. Tiêm phòng trước khi mang thai chính là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe của mẹ và bé.

Như Nguyễn

Nguồn: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin