Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Tăng huyết áp ảnh hưởng đến não như thế nào?

Ngày 27/12/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Tăng huyết áp gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm đi kèm. Nếu tình trạng này kéo dài thường xuyên mà không có biện pháp can thiệp sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng. Tăng huyết áp sẽ ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe con người, tác động tiêu cực lên các cơ quan như tim, thận, mắt, hệ thần kinh và nghiệm trọng nhất là não bộ của người bệnh.

Vậy những tác động cụ thể của tình trạng cao huyết áp đến sức khỏe người bệnh là như thế nào? Cùng nhà thuốc Long Châu tìm hiểu qua bài viết bên dưới nhé. 

Tăng huyết áp là gì?

Huyết áp là lực dòng máu tác động lên thành động mạch bao gồm huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Huyết áp bình thường là huyết áp có chỉ số tâm thu <130 mmHg, tâm trương <85 mmHg. Khi chỉ số đạt trên mức 140/90 mmHg thì đây là tình trạng huyết áp tăng. Tình trạng này đôi khi sẽ không có bất kỳ dấu hiệu nào báo trước, có thể xảy ra đột ngột và gây nguy hiểm cho nhiều người. 

Một số nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tăng huyết áp: 

  • Đường kính của động mạch bị hẹp.
  • Thể tích máu lớn.
  • Tim đập nhanh và mạnh hơn bình thường.
  • Sử dụng một số thuốc gây ra tình trạng huyết áp tăng.
  • Không có nguyên nhân thường gặp ở người độ tuổi trung niên.
  • Người bị béo phì, lớn tuổi, gia đình có người tiền sử bị huyết áp.

Tăng huyết áp ảnh hưởng thế nào tới não? 1

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng huyết áp cao

Tăng huyết áp ảnh hưởng đến não như thế nào?

Khi huyết áp bị tăng nếu không được can thiệp kịp thời sẽ khiến tim làm việc nặng nề, áp lực lên các thành mạch máu, làm tăng nguy cơ bị bệnh tim mạch, đột quỵ, suy tim, nhồi máu cơ tim, mù lòa mắt,...

Khi huyết áp tăng sẽ ảnh hưởng đến não bộ của bệnh nhân. Huyết áp tăng sẽ tăng nguy cơ xuất huyết não gấp 10 lần so với người không bị huyết áp. Khi chỉ số huyết áp chỉ hơi cao hơn so với mức bình thường thì người bệnh vẫn có nguy cơ bị đột quỵ. Trên thực tế cho thấy có tới 80% người bị đau tim, đột quỵ là do huyết áp cao gây ra. Vì nó sẽ khiến các mạch máu nhỏ trong não bị suy yếu và vỡ ra. Nếu lưu lượng máu lên não bị gián đoạn sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu lên não. 

Người bị huyết áp cao sẽ thường gặp các triệu chứng như chóng mặt, hoa mắt. Nếu bệnh nặng hơn thì có thể dẫn đến tình trạng xuất huyết não, bại liệt và biến chứng nguy hiểm nhất khi huyết áp cao kéo dài là tử vong do đột quỵ. 

Hiện nay có nhiều nghiên cứu chỉ ra người trẻ tuổi vẫn có nguy cơ bị huyết áp trên ngưỡng bình thường, đối mặt với nguy cơ não bị co rút lại. Đối với người bệnh cao huyết áp, sẽ có những thay đổi trong chất xám não, trong khi đó chất xám não giữ vai trò rất quan trọng đối với não bộ vì chúng chứa các tế bào thần kinh, có vai trò thiết yếu với chức năng thần kinh. Khi chất xám bị thay đổi cũng tăng nguy cơ gây ra đột quỵ, mất trí nhớ sớm so với người bình thường. 

Tăng huyết áp ảnh hưởng thế nào tới não? 2

Khi huyết áp tăng sẽ ảnh hưởng đến não bộ của bệnh nhân

Ảnh hưởng của tăng huyết áp

Tăng huyết áp không chỉ ảnh hưởng đến não bộ mà còn ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác trên cơ thể con người, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. 

  • Ảnh hưởng thận: Khi huyết áp tăng sẽ làm dày các thành mạch, gây hẹp lòng mạch máu, chất thải của cơ thể vì sẽ ứ đọng lại trong máu. Do đó, nếu bệnh cao huyết áp diễn ra trong một thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến thận và gây ra suy thận. 
  • Ảnh hưởng đến mắt: Tăng huyết áp là nguyên nhân gây ra các bệnh về mắt như võng mạc, mù lòa. Khi huyết áp tăng, các mạch máu nuôi cơ thể bị ảnh hưởng, kể cả mạch máu nuôi mắt. Khi mắt không đủ máu sẽ khiến mắt bị khô, mờ dần, tầm nhìn bị yếu và lâu dần sẽ dẫn đến mù lòa. 
  • Gây chứng chuột rút: Khi bị tăng huyết áp làm cứng các mạch máu ở tay chân, dẫn đến chứng chuột rút hoặc bệnh động mạch ngoại biên gây đau nhức cho người bệnh.
  • Gây mất xương: Cao huyết áp gây ra bất thường về chuyển hóa canxi, đào thải canxi của cơ thể, nhất là những người lớn tuổi. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến mất xương, gãy xương do bị loãng xương. 
  • Ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi: Đối với phụ nữ mang thai bị cao huyết áp sẽ dẫn đến tình trạng giảm lưu lượng máu đến nhau thai, giảm nồng độ oxy và các dưỡng chất cho thai nhi phát triển. Đặc biệt nguy hiểm hơn là hội chứng tiền sản giật gây ra những biến chứng nghiêm trọng cho mẹ và thai nhi. Bên cạnh đó còn có nghiên cứu cho thấy huyết áp cao sẽ làm tăng nguy cơ đột quỵ ở phụ nữ mang thai tới 40%. 

Để chủ động hơn trong các biện pháp phòng ngừa, bạn nên trang bị tại nhà máy đo huyết áp bắp tay tự động MediUSA SP-339 Pro để có thể theo dõi tình trạng huyết áp của bản thân và người thân trong gia đình. Chiếc máy này được sử dụng phương pháp đo dao động với chỉ số đo huyết áp theo tiêu chuẩn của tổ chức y tế thế giới WHO. Bên cạnh đó, máy còn có thể được sử dụng để đo nhịp tim và đưa ra những cảnh báo cần thiết khi nhịp tim bị rối loạn, đem lại sự an tâm khi sử dụng, đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng. 

Một số đặc điểm nổi bật mà bạn có thể tham khảo trước khi quyết định chọn mua bao gồm:

  • Điều áp tự động.
  • Phát hiện nhịp tim bất thường.
  • Có chỉ số phân loại WHO.
  • Tính trung bình kết quả 3 lần đo cuối.
  • Hiển thị mmHg.
  • Cảnh báo lượng pin thấp.
  • Màn hình lớn LCD.
  • Có ổ cắm nguồn Adapter.

Tăng huyết áp ảnh hưởng thế nào tới não? 3

Máy đo huyết áp bắp tay tự động MediUSA SP-339 Pro

Như vậy để giảm thiểu các ảnh hưởng của tăng huyết áp đến sức khỏe cơ thể thì người cao huyết áp nên được điều trị đúng cách, tuân thủ theo sự chỉ định của bác sĩ. Việc duy trì chỉ số huyết áp ở mức cân bằng sẽ giúp giảm thiểu tối đa các biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe.

Hoàng Trang

Nguồn tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm