Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Tất tần tật mọi điều cần biết về rối loạn vận động thực quản

Ngày 28/12/2020
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Rối loạn vận động thực quản là gì? Triệu chứng và cách điều trị ra sao? Cùng tìm hiểu tất tần tật mọi điều cần biết về rối loạn vận động thực quản trong bài viết dưới đây ngay nhé!

Rối loạn vận động thực quản là một bệnh lý tổn thương khá phức tạp, triệu chứng phổ biến của bệnh bao gồm có khó nuốt và đau ngực. Hiện nay, việc chẩn đoán và điều trị bệnh lý này gặp rất nhiều khó khăn. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu tất  tần tật mọi điều cần biết về rối loạn vận động thực quản. Cùng tìm hiểu ngay nhé!

Triệu chứng của người bị rối loạn vận động thực quản

Triệu chứng của rối loạn vận động thực quản thường tiến triển theo giai đoạn. Ở giai đoạn đầu, triệu chứng thường sẽ là cảm thấy nặng ngực, viêm trào ngược dạ dày – thực quản, dễ bị nuốt nghẹn ngay cả khi ăn thức ăn lỏng. Các cơn nuốt nghẹn sẽ dần tăng theo thời gian, thậm chí còn có thể kèm theo nôn ói trong và sau khi ăn uống. Điều này sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và khiến người bệnh sụt cân nhanh. 

tat-tan-tat-moi-dieu-can-biet-ve-roi-loan-van-dong-thuc-quan-1

Triệu chứng của người bị rối loạn vận động thực quản

Phần lớn những người bị rối loạn vận động thực quản đều sẽ có biểu hiện ban đầu là khó nuốt ngay cả khi uống nước, thường sẽ kéo từ sau xương ức lan lên phía trên đầu họng. Ngoài ra, còn có thể đi kèm với tình trạng trào ngược sau bữa ăn, đôi khi là trào ngược muộn vài tiếng sau khi ăn. Một số triệu chứng đi kèm khác như ho, nấc, đau ngực, ợ, viêm phổi trào ngược...

Các rối loạn vận động thực quản thường gặp

Dưới đây là một số rối loạn vận động thường gặp nhất: 

1. Trào ngược dạ dày thực quản

Người bị trào ngược dạ dày thực quản sẽ có các triệu chứng như nuốt đau, nôn, ợ hơi, khàn tiếng, đau họng, tăng tiết nước bọt, hen phế quản… Ngoài ra, người bệnh còn cảm thấy nóng rát ở vùng thượng vị sau đó sẽ lan ngược lên phía sau xương ức, thậm chí lên đến tận cổ họng. Tình trạng này sẽ tăng lên sau khi ăn và nằm xuống hoặc ưỡn ngực về phía trước. 

Người bị trào ngược dạ dày thực quản có thể điều trị bằng việc sử dụng thuốc ức chế bơm proton. Đồng thời kết hợp với chế độ ăn uống và duy trì sinh hoạt hợp lý để làm tăng hiệu quả điều trị bệnh. 

2.  Co thắt tâm vị

Bệnh co thắt tâm vị xảy ra khi cơ thực quản không giãn ra được. Điều này sẽ khiến người bệnh cảm thấy khó nuốt và đau khi nuốt thức ăn. Khi bệnh tiến triển, thực quản dần nở ra nhưng vẫn sẽ gây đau và càng khó nuốt hơn. Cách điều trị bệnh phổ biến nhất là sử dụng các ống nong hoặc phẫu thuật để cắt cơ vòng thực quản. Bên cạnh đó, có thể sử dụng kết hợp với những loại thuốc có tác dụng làm giãn đoạn dưới cơ thực quản theo chỉ định của các bác sĩ khi mới vừa phát bệnh. 

tat-tan-tat-moi-dieu-can-biet-ve-roi-loan-van-dong-thuc-quan-2

Co thắt tâm vị là rối loạn vận động thực quản thường gặp

3. Co thắt thực quản lan tỏa

Tình trạng co thắt thực quản lan tỏa xảy ra do mất sự phối hợp vận động của các cơ và chỉ có nhu động ruột của lớp cơ đoạn dưới thực quản. Người bị co thắt thực quản lan tỏa có thể điều trị bằng thuốc làm giảm cơ vòng thực quản. 

Chẩn đoán rối loạn vận động thực quản

Khi thấy cơ thể có các triệu chứng lâm sàn và được chẩn đoán rối loạn vận động thực quản. Lúc này để tránh nhầm lẫn với bệnh lý khác, người bệnh sẽ phải tiến hành một số xét nghiệm để có thể đưa ra chẩn đoán chính xác, cụ thể như: 

  • Chụp x quang thực quản có bôi thuốc cản quang
  • Nội soi dạ dày - thực quản: Qua kết quả nội soi niêm mạc thực quản, tâm vị và dạ dày, các bác sĩ sẽ nhìn rõ hơn các tổn thương và giúp chẩn đoán phân biệt với những bệnh lý khác như u, ung thư thực quản, dạ dày. 

Cách điều trị rối loạn vận động thực quản

Tùy vào cơ địa cũng như tình trạng rối loạn vận động thực quản của từng người mà các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. 

1.  Điều trị nội khoa

Điều trị nội khoa bằng các loại thuốc chẹn kênh canxi như nifedipine và nhóm nitrat như nitroglycerin, isosorbid dinitrat sẽ giúp làm giảm bớt những áp lực cơ thắt thực quản dưới. Phương pháp điều trị này thường sẽ được ưu tiên chỉ định đối với những người cao tuổi, những người chống chỉ định với phẫu thuật, thủ thuật hoặc những bệnh nhân đang trong thời gian chờ phẫu thuật. 

Tuy nhiên, thường phải sau một khoảng thời gian thì việc sử dụng thuốc điều trị rối loạn vận động thực quản mới cho thất được kết quả. Và nhược điểm của phương pháp điều trị này là có nhiều tác dụng phụ, đặc biệt cần phải chú ý đến những bệnh nhân có tiền sử hoặc mắc bệnh tim mạch

2. Tiêm

Tiêm độc tố botulinum vào cơ thắt thực quản dưới qua nội soi cũng là một thủ thuật để điều trị rối loạn vận động thực quản. Phương pháp điều trị này sẽ giúp làm giảm cơn thắt cơ giảm nhanh chóng và giúp cân bằng lại quá trình hưng phấn. 

Tuy nhiên, phương pháp này lại có nhược điểm là dễ gây viêm nhiễm, xơ hóa cơ gây khó khăn cho việc phẫu thuật sau này. Do đó, phương pháp tiêm thường sẽ được chỉ định cho những bệnh nhân lớn tuổi không đủ sức khỏe để làm phẫu thuật. 

3. Nong thực quản

Nong thực quản bằng bóng qua nội soi là thủ thuật cho tỷ lệ thành công cao trong việc điều trị rối loạn vận động thực quản. Đây cũng là phương pháp điều trị tốt nhất đến thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, còn phải tùy thuộc vào tình trạng của người bệnh để đưa ra chỉ định điều trị phù hợp. 

tat-tan-tat-moi-dieu-can-biet-ve-roi-loan-van-dong-thuc-quan-3

Cách điều trị rối loạn vận động thực quản

Bên cạnh đó, người bị mắc rối loạn vận động thực quản cũng cần phải chú ý luôn xây dựng một lối sống lành mạnh, đặc biệt là thói quen ăn uống và sinh hoạt. Khi ăn cần phải nhai chậm, nhai kỹ, nên ăn thức ăn dạng lỏng và tránh tình trạng ăn xong nằm ngay hoặc ngủ gối cao đầu. Khi thấy có những triệu chứng bất thường thì bạn nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và thăm khám kịp thời nhé!

Trên đây là một số thông tin về rối loạn vận động thực quản. Hy vọng sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích về chứng rối loạn này nhé!

Thủy Phan

(Nguồn: Tồng Hợp)

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm