Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Mất cân bằng dinh dưỡng là tình trạng thường gặp và ngày càng có xu hướng gia tăng trong cuộc sống hiện đại. Tình trạng mất cân bằng dinh dưỡng có thể xảy ra ở mọi độ tuổi và ảnh hưởng lớn đến các chức năng của cơ thể. Tuy nhiên, vẫn không nhiều người biết đến và hiểu đúng và khái niệm này.
Hầu hết chúng ta chỉ quan tâm đến chất lượng và số lượng bữa ăn mà quên đi việc làm thế nào để có bữa ăn đầy đủ dưỡng chất và cân bằng dinh dưỡng trong mỗi khẩu phần ăn. Đó chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất cân bằng dinh dưỡng.
Mất cân bằng dinh dưỡng là khái niệm được nhắc đến ngày càng nhiều trên các phương tiện truyền thông. Tại Việt Nam, tình trạng này cũng đang có xu hướng gia tăng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh không lây nhiễm như tăng huyết áp, đái tháo đường, ung thư và tim mạch,...
Chất dinh dưỡng là những hợp chất giúp cung cấp năng lượng và duy trì các hoạt động sống trong cơ thể. Chất dinh dưỡng tồn tại trong các loại thực phẩm và được con người hấp thụ thông qua các chế độ ăn uống hàng ngày.
Chế độ dinh dưỡng cân bằng bổ sung đầy đủ 4 nhóm chất cần thiết bao gồm: Đạm, tinh bột, chất béo, vitamin và khoáng chất giúp cơ thể khỏe mạnh. Đồng thời, cân bằng dinh dưỡng cũng cơ sở giúp phòng ngừa và đẩy lùi nhiều bệnh lý liên quan đến cân nặng và tim mạch. Tuy nhiên, thực tế hầu hết chúng ta bữa ăn của người Việt đều chưa chú trọng cân bằng dinh dưỡng. Việc bổ sung không hợp lý dẫn đến mất cân bằng dinh dưỡng, đặc biệt là chất béo, chất đạm trong khẩu phần ăn hàng ngày đang rất phổ biến.
Mất cân bằng dinh dưỡng là tình trạng cơ thể không được bổ sung đầy đủ và cân đối 4 nhóm chất cần thiết do không đảm bảo sự đa dạng thực phẩm trong khẩu phần ăn hàng ngày hoặc quá chú trọng vào một nhóm chất nào đó. Khi nhắc đến mất cân bằng dinh dưỡng, hầu hết chúng ta đều liên tưởng đến tình trạng cơ thể gầy gò, suy dinh dưỡng,... Thực ra, tình trạng này có thể xảy ra ở bất cứ ai, ngay cả những người to béo, mập mạp hay ở các thành phố lớn.
Nguyên nhân chính dẫn đến mất cân bằng dinh dưỡng là do thói quen ăn uống theo sở thích. Họ thường ăn nhiều những thực phẩm họ thích và bỏ qua những thực phẩm khác. Việc ăn quá nhiều một nhóm chất nào đó có thể dẫn đến dư thừa năng lượng và tích trữ dưới dạng mỡ. Ngoài ra, thói quen ăn uống tạm bợ, lười vận động, thiếu ngủ, môi trường sống ô nhiễm cũng là những yếu tố tác động đến cân bằng dinh dưỡng.
Đây là dấu hiệu điển hình ở người bị mất cân bằng dinh dưỡng. Mệt mỏi kèm theo da xanh xao chính là triệu chứng thường gặp do thiếu sắt, thiếu máu hoặc các bệnh lý tiềm ẩn khác. Bên cạnh đó, sự thiếu hụt vitamin B12 và kali cũng khiến cơ thể nhức mỏi.
Tóc được cấu tạo bởi protein nên khi cơ thể thiếu chất nó sẽ dễ bị khô, giòn, dễ gãy rụng hơn bình thường. Tình trạng tóc dễ gãy rụng có thể do thiếu protein, sắt, kẽm, vitamin B6 do chế độ ăn uống thiếu cân bằng gây ra.
Tăng cân hay giảm cân quá mức cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng mất cân bằng dinh dưỡng do thói quen ăn uống không khoa học. Tình trạng này có thể gây ra nhiều hệ lụy về sức khỏe lâu dài.
Cơ thể không hấp thụ đủ các nhóm chất cần thiết có thể dẫn đến tình trạng tiêu chảy mạn tính. Ngoài ra, cảm giác chán ăn cũng thường xuất hiện khi cơ thể thiếu hụt dinh dưỡng.
Thiếu vitamin C làm tăng nguy cơ bị viêm lợi, chảy máu chân răng,... Đây cũng là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang thiếu chất và cần khắc phục bằng một chế độ ăn uống cân bằng hơn. Ngoài ra, bạn có thể gặp tình trạng hơi thở có mùi ngay cả khi đã vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Nguyên nhân có thể đến từ chế độ ăn uống thiếu kẽm, vitamin B6 hoặc magie.
Trí nhớ của chúng ta có thể giảm dần theo tuổi tác, tuy nhiên tình trạng này có thể gặp ngay ở những người trẻ do thiếu hụt canxi và vitamin B12.
Mất cân bằng dinh dưỡng làm cho cơ thể không hoạt động bình thường, dẫn đến tình trạng mất cân bằng chuyển hóa và hormone. Những rối loạn chuyển hóa này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến làn da, mái tóc và sức khỏe. Tình trạng rối loạn chuyển hóa kéo dài có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như rối loạn mỡ máu, tiểu đường, cao huyết áp, ung thư,…
Chính vì thế, việc xây dựng chế độ dinh dưỡng cân bằng là vô cùng quan trọng, nhất là với trẻ em. Áp dụng một chế độ ăn uống lành mạnh, đa dạng dinh dưỡng sẽ cung cấp đủ năng lượng cho mọi hoạt động của cơ thể. Dưới đây là một số biện pháp khắc phục mất cân bằng dinh dưỡng:
Tóm lại, tình trạng mất cân bằng dinh dưỡng có thể gây ra rất nhiều hệ lụy đối với sức khỏe. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về tình trạng này, đồng thời có thêm kiến thức để xây dựng chế độ ăn cân bằng dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.