Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Tất tần tật về tình trạng rách giác mạc mà bạn không nên bỏ qua

Ngày 01/06/2022
Kích thước chữ

Rách giác mạc do nhiều nguyên nhân gây ra. Việc nhận biết nguyên nhân cũng như các dấu hiệu ban đầu khi giác mạc bị tổn thương sẽ giúp cho quá trình điều trị đạt hiệu quả cao hơn.

Giác mạc là bộ phận dễ bị tổn thương nhất ở mắt. Đây là một màng mỏng giúp tái tạo và hội tụ ảnh cho mắt. Vậy, bạn có biết rách giác mạc sẽ có những ảnh hưởng gì đến sức khỏe của đôi mắt không? Hãy khám phá câu trả lời cùng bài viết nào.

Tình trạng rách giác mạc là gì?

Rách giác mạc là trầy xước biểu mô giác mô. Đây là hiện tượng xảy ra khi có một hoặc một số dị vật (ví dụ như bụi, cát, hay những vật lớn hơn như thủy tinh, côn trùng…) tiếp xúc với mắt, làm trầy xước, thậm chí là rách lớp giác mạc.

Rách hay xước giác mạc có thể xảy ra ở mọi giới tính, mọi lứa tuổi. Tình trạng này nếu không được xử trí và điều trị kịp thời, thì rất sẽ gây các bệnh về mắt khác như: Viêm loét giác mặc, đục thủy tinh thể, sẹo giác mạc và nặng hơn là mất thị lực vĩnh viễn…

Tất tần tật về tình trạng rách giác mạc mà bạn không nên bỏ qua 1 Rách giác mạc

Một số dấu hiệu khi bị rách giác mạc

Thông thường, người bị rách giác mạc sẽ có hiện tượng đau nhói, sưng đỏ, cảm giác có cộm ở trong mắt và khó mở mắt, gây giảm thị lực và trở nên nhạy cảm với ánh sáng. Ngoài ra, còn có một số dấu hiệu khác như:

  • Mắt bị nóng, lòng mắt đỏ, đau rát, nước mắt chảy nhiều.
  • Thị lực bị nhòe, không thể nhìn thấy ở khoảng cách xa.
  • Các cơ hỗ trợ ở xung quanh mắt bị co rút.

Nguyên nhân khiến cho giác mạc bị rách

Nguyên nhân chính gây nên tình trạng xước (rách) giác mạc là do dị vật rơi vào trong mắt, hoặc do vật cứng tiếp xúc trực tiếp với bề mặt giác mạc. Bên cạnh đó còn do:

  • Dụi mắt quá mạnh: Khi có bụi bẩn, hoặc côn trùng bay vào mắt, bạn thường có thói quen đưa tay lên để dụi. Tuy nhiên, điều này lại vô tình khiến cho các hạt bụi bẩn chà sát vào giác mạc, đi sâu vào bên trong, gây nên tình trạng viêm kết mạc.
  • Rách hoặc xước giác mạc do các dị vật rơi và mắ như cát, đất, vụn gỗ, vụn kim loại, mảnh kính,... xuất hiện trong môi trường hàng ngày hoặc nơi làm việc.
Tất tần tật về tình trạng rách giác mạc mà bạn không nên bỏ qua 2 Đắp mặt nạ mắt dưa leo
  • Mắt bị dính hóa chất: Một số hóa chất hay mỹ phẩm do sử dụng nước tẩy trang và sữa rửa mặt. Những sản phẩm này có chứa thành phần hóa học khá cao. Khi tiếp xúc với bề mặt giác mạc, chúng sẽ ăn mòn và tạo nên các vết loét trên bề mặt. Lâu dần sẽ dần đến tình trạng viêm loét giác mạc.
  • Kính áp tròng cũng là một nguyên nhân khá phổ biến gây nên tình trạng rách giác mạc. Nếu bạn không chú ý vệ sinh kính thường xuyên, các vi khuẩn sẽ xâm nhập vào trong mắt, khiến giác mạc bị rách.

Các cách điều trị tình trạng rách giác mạc

Trong trường hợp vết rách giác mạc nông và nhỏ sẽ có khả năng phục hồi hoàn toàn sau khoảng 2 - 3 ngày mà không ảnh hưởng đến thị lực. Tuy nhiên, đối với những vết rách sâu có thể gây biến chứng nhiễm trùng, viêm kết mạc và nhiều vấn đề liên quan khác. Nếu không được sơ cứu và điều trị đúng đắn, bệnh nhân có thể mất thị lực vĩnh viễn.

Vì thế, trong trường hợp nhận thấy bất cứ một triệu chứng bất thường, mức độ đau mắt ngày càng tăng và không có dấu hiệu thuyên giảm, thì cách tốt nhất là đến các cơ sở y khoa để được khám và có những phương pháp điều trị phù hợp. 

Ngoài ra, bạn cũng có thể thực hiện một số bài thuốc dân gian để rút ngắn thời gian bình phục cho mắt như: 

  • Đắp mặt nạ mắt bằng dưa leo: Cung cấp độ ẩm và làm dịu mắt.
  • Sử dụng hỗn hợp chanh và nghệ tươi: Tinh chất curium trong nghệ và vitamin C trong chanh có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn, hỗ trợ phục hồi cho tình trạng sưng viêm của mắt.
  • Sử dụng trà túi lọc, giúp kháng viêm hiệu quả, đồng thời rút ngắn thời gian phục hồi của mắt.
Tất tần tật về tình trạng rách giác mạc mà bạn không nên bỏ qua 3 Làm sạch kính áp tròng trước khi đeo

Ngăn ngừa rách giác mạc và tình trạng tái lại

Bạn hoàn toàn có thể ngăn ngừa tình trạng rách giác mạc bằng cách thay đổi một số thói quen sinh hoạt hàng ngày của mình. 

  • Khi bị dị vật bay vô mắt (hạt bụi, côn trùng…): Hãy chớp mắt liên tục trong nước sạch nhiều lần để đẩy các dị vật ra ngoài, thay vì cố dùng tay để dụi mắt. việc dụi mắt sẽ vô tình làm cho dị vật đi sâu vào trong mắt hơn.
  • Thực hiện các bài tập nhìn xa (phương pháp 20 - 20 - 20) giúp tăng cường thị lực cho mắt.
  • Thường xuyên rửa mắt bằng nước muối sinh lý, đặc biệt là khi đi qua những khu vực nhiều khói bụi, ô nhiễm.

Trên đây là tổng hợp những thông tin cần thiết về tình trạng rách giác mạc. Hi vọng, bài viết này sẽ giúp bạn hiểu biết hơn trong quá trình điều trị cũng như phòng ngừa tình trạng này.

Minh Nguyễn

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTừ Vĩnh Khánh Tường

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin