Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Tiêm vắc xin uốn ván là việc làm rất quan trọng đối với mỗi thai phụ, giúp bảo vệ bà bầu và em bé khỏi độc tố từ vi khuẩn uốn ván. Chắc hẳn có nhiều người thắc mắc rằng liệu 32 tuần tiêm uốn ván được không. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về chủ đề này nhé!
Mang thai là giai đoạn quan trọng và nhạy cảm, khi hệ miễn dịch của bà bầu suy yếu hơn trước mầm bệnh từ môi trường. Chính vì vậy, ngoài đảm bảo một chế độ dinh dưỡng cân bằng, khoa học cùng chế độ sinh hoạt phù hợp, việc tiêm vắc xin giúp phòng ngừa uốn ván cũng là yếu tố quan trọng bảo vệ thai kỳ khỏe mạnh. Vậy thai 32 tuần tiêm uốn ván được không?
Tiêm phòng uốn ván là một việc vô cùng quan trọng đối với phụ nữ đang mang thai. Đặc biệt giai đoạn mang thai là giai đoạn nhạy cảm, khi cơ thể phụ nữ có nhiều biến đổi, đồng thời hệ miễn dịch của bà bầu có thể bị suy yếu trước tác nhân gây bệnh từ môi trường. Bên cạnh đó, thai nhi chưa có hệ miễn dịch hoàn chỉnh mà phụ thuộc vào sự bảo vệ của mẹ. Khi bà bầu nhiễm bệnh đồng nghĩa gây nguy hiểm tới sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.
Vi khuẩn uốn ván là vi khuẩn sống ngoài tự nhiên và nhiễm vào người qua vết thương hở. Vi khuẩn uốn ván có khả năng tiết độc tố mạnh vào máu người nhiễm. Loại dịch độc tố này sẽ gây co cứng cơ, tấn công hệ thần kinh của cả thai nhi và bà bầu. Điều này có thể gây nguy hiểm tới tính mạng của mẹ và bé. Đặc biệt, khi trẻ sơ sinh mắc uốn ván thì nguy cơ tử vong lên tới 95%. Chính vì vậy, tiêm phòng uốn ván sẽ đem tới sự bảo vệ chủ động cho mẹ và bé, ngăn vi khuẩn uốn ván phát triển và gây hại.
Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại vắc xin uốn ván, trong đó có ba loại phù hợp với đối tượng là phụ nữ đang có thai hoặc chuẩn bị mang bầu, cụ thể:
Vắc xin uốn ván có thể tiêm vào bất kỳ thời điểm nào trong giai đoạn thai kỳ, phụ thuộc vào mong muốn cũng như tình trạng thể chất của mẹ bầu. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của chuyên gia, bà bầu nên đăng ký tiêm vắc xin kết hợp phòng uốn ván - ho gà - bạch hầu vào tuần thứ 27 đến tuần thứ 36 của thai kỳ.
Vì vậy, để trả lời cho câu hỏi “32 tuần tiêm uốn ván được không”, giai đoạn tuần thứ 32 là thời gian tốt để mẹ bầu tiêm vắc xin.
Vắc xin phòng uốn ván có liều lượng từ hai mũi tiêm trở lên và mỗi mũi tiêm được quy định cách nhau ít nhất là một tháng. Vì vậy, mẹ bầu nên chuẩn bị kế hoạch tiêm vắc xin sớm để khi mũi tiêm cuối cùng kết thúc đủ thời gian để vắc xin kích thích tạo kháng thể bảo vệ mẹ và bé.
Có ba loại vắc xin tiêm uốn ván được sử dụng cho bà bầu với lịch trình tiêm khác nhau. Với vắc xin Adacel và vắc xin phòng ho gà - bạch hầu - uốn ván Boostrix, mẹ bầu chỉ cần tiêm một mũi duy nhất trong suốt quá trình thai kỳ và tiêm nhắc lại theo chu kỳ 10 năm.
Riêng đối với vắc xin VAT của Việt Nam, lịch tiêm uốn ván sẽ được tiến hành như sau:
Đối với người chưa tiêm hoặc chưa tiêm đủ 3 mũi vắc xin có chứa thành phần uốn ván liều cơ bản:
Đối với người đã tiêm đủ 3 mũi vắc xin mà trong đó có chứa thành phần uốn ván liều lượng cơ bản:
Đối với người đã tiêm đủ 3 mũi vắc xin trong đó có chứa thành phần uốn ván liều cơ bản và 1 liều nhắc lại:
Đầu tiên, mẹ bầu cần lựa chọn cơ sở y tế uy tín, đáng tin cậy với giấy chứng nhận đầy đủ của Bộ y tế về tiêm chủng phòng ngừa vắc xin uốn ván.
Sau khi tiêm vắc xin uốn ván, bà bầu có thể thấy sưng, ngứa hay đau khu trú ở vị trí tiêm. Ngoài ra, mẹ bầu có thể thấy hơi ngứa tại chỗ hoặc sốt nhẹ. Nhưng mẹ không cần quá lo lắng vì đây là những tác dụng phụ hay gặp sau khi tiêm phòng vắc xin.
Hiện tượng sưng đau cũng như sốt có thể tự khỏi sau vài giờ hoặc sau 1 - 2 ngày mà không cần sử dụng thuốc điều trị. Tuy nhiên, nếu hiện tượng trên kéo dài hoặc tiến triển nặng hơn, đi kèm với triệu chứng khác, mẹ bầu cần tới cơ sở khám chữa bệnh uy tín để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và xử trí kịp thời.
Ngoài ra, tuy Bộ y tế chỉ khuyến cáo phụ nữ có thai cần bổ sung vắc xin phòng uốn ván. Nhưng theo khuyến cáo của WHO (Tổ chức y tế thế giới) và CDC (Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh), phụ nữ đang mang thai giai đoạn tuần thứ 27 - 35 nên tiêm vắc xin phối hợp phòng uốn ván - ho gà - bạch hầu. Nhóm vắc xin này sẽ đem tới sự bảo vệ toàn diện cho mẹ và bé.
Trên đây là bài viết của nhà thuốc Long Châu về câu hỏi “Thai 32 tuần tiêm uốn ván được không?”. Hy vọng với bài viết, bạn có thể biết được những thông tin cơ bản về chủ đề này. Giai đoạn tuần thai 27 - 35 là thời điểm tuyệt vời để mẹ bầu tiêm phòng uốn ván. Lịch trình tiêm phòng có thể phức tạp, vì vậy bà bầu nên có kế hoạch tiêm phòng trước để đạt được hiệu quả bảo vệ tốt nhất.
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Vinmec
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.