Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Thiếu máu não nên ăn gì và không nên ăn gì để tăng cường máu lên não?

Ngày 19/09/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Thiếu máu não do nhiều nguyên nhân gây ra, khiến các tế bào ở não bị thiếu dinh dưỡng và oxy, dẫn đến suy giảm chức năng như kém tập trung, giảm trí nhớ,... nặng hơn có thể đột quỵ. Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện tình trạng thiếu máu. Vậy bị thiếu máu não nên ăn gì, không nên ăn gì để tăng cường máu lên não?

Thiếu máu não nên ăn gì để tăng cường tuần hoàn máu lên não là điều mà rất nhiều người bệnh quan tâm. Bên cạnh thay đổi lối sống và từ bỏ những thói quen xấu thì chế độ ăn uống hằng ngày cũng ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nói chung và bệnh thiếu máu não nói riêng.

Thiếu máu não nên ăn gì?

Thiếu máu cục bộ não là tình trạng giảm lưu lượng máu đến não, dẫn đến các tế bào não không nhận đủ lượng oxy và chất dinh dưỡng cần thiết, dẫn đến rối loạn chức năng và có thể nguy hiểm đến tính mạng. Thiếu máu não thường không có dấu hiệu đặc trưng cho đến khi bệnh nặng hơn. Một số triệu chứng liên quan đến thiếu máu não như chóng mặt, nhức đầu, ù tai, tê tay chân,… Tuy nhiên, tình trạng này có thể phòng ngừa và kiểm soát thông qua việc thay đổi lối sống và xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung chất dinh dưỡng cho não. Để cải thiện lượng máu lên não bạn có thể tham khảo một số thực phẩm dưới đây.

Các loại cá giàu chất béo

Các loại cá giàu chất béo như cá hồi, cá tuyết, cá ngừ,... là nguồn cung cấp omega 3 rất dồi dào, tăng lượng máu lên não và sức khỏe tim mạch. Chất béo này đã được chứng minh là làm giảm nồng độ cholesterol xấu và giảm hàm lượng beta amyloid, một chất gây tổn thương não có trong máu. Do đó, bổ sung cá ít nhất hai lần một tuần để giảm các triệu chứng của thiếu máu não. Tuy nhiên, nên chọn những loại cá ít nhiễm thuỷ ngân. Ngoài việc bổ sung omega 3 từ cá thì có thể ăn nhiều các loại hạt như hạt óc chó, quả bơ,... cũng rất giàu omega 3.

Thiếu máu não nên ăn gì và không nên ăn gì để tăng cường máu lên não? 1 Thiếu máu não nên ăn gì? Bổ sung thực phẩm giàu omega 3 từ các loại cá, bơ, các loại hạt,...

Thịt bò

Thịt bò chứa nhiều protein, sắt và các loại vitamin tốt cho hệ miễn dịch. Ăn thịt bò cũng thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào hồng cầu, hệ thống miễn dịch khỏe mạnh và chức năng não tốt hơn. Thịt bò có thể được chế biến thành nhiều món ăn ngon. Tuy nhiên, không nên ăn quá nhiều thịt bò, đặc biệt là các loại thịt nhiều mỡ vì có thể dẫn đến tích tụ mỡ và tăng lipid máu.

Trứng

Nhiều người bất ngờ khi trứng nằm trong danh sách những thực phẩm cần bổ sung cho người thiếu máu não. Nên ăn từ 3 - 4 quả trứng mỗi tuần. Trứng chứa một lượng lớn vitamin nhóm B có tác dụng làm chậm quá trình suy giảm nhận thức, chống teo não do máu lên não không đủ.

Các loại quả mọng

Thiếu máu não nên ăn trái cây gì? Các loại quả mọng chứa một chất dinh dưỡng rất đặc biệt là sắc tố flavonoid có tác dụng cải thiện trí nhớ. Suy giảm trí nhớ là triệu chứng phổ biến thường gặp ở bệnh nhân thiếu máu não. Vì vậy, đừng quên bổ sung các loại quả như việt quất, dâu tây ít nhất 2 lần/tuần để cải thiện trí nhớ.

Rau củ quả

Rau củ quả là một nguồn thực phẩm rất giàu vitamin và khoáng chất giúp tăng khả năng trao đổi chất, tăng lưu lượng máu. Đây chính là những gì bệnh nhân thiếu máu não cần ăn để cải thiện hoạt động của não. Một số loại rau quả và trái cây tốt cho não bộ như cà rốt, bí đỏ, cải bó xôi, bông cải xanh, dâu tây, lựu, mận, nho, mâm xôi,... 

Thiếu máu não nên ăn gì và không nên ăn gì để tăng cường máu lên não? 2 Các loại quả mọng như việt quất, dâu tây rất giàu vitamin và khoáng chất tốt cho máu lưu thông

Ngũ cốc nguyên hạt

Không thể bỏ qua các loại ngũ cốc trong chế độ ăn uống hằng ngày. Lượng chất xơ lớn và các vitamin có khả năng hạn chế mỡ trong máu, tắc nghẽn mạch máu và chống oxy hóa, giúp tim lưu thông máu tốt hơn. Các sản phẩm ngũ cốc nguyên hạt bao gồm yến mạch, gạo lứt, bánh mì nguyên cám,...

Các loại thực phẩm từ đậu nành

Một số nghiên cứu cho thấy rằng tiêu thụ các sản phẩm từ đậu nành như đậu hũ và sữa đậu nành có thể làm giảm đáng kể nguy cơ đột quỵ do thiếu máu cục bộ. Các sản phẩm từ đậu nành có chứa một nhóm chất chống oxy hóa được gọi là polyphenol. Nghiên cứu cho thấy polyphenol có thể làm giảm nguy cơ sa sút trí tuệ và cải thiện nhận thức. Ngoài ra, polyphenol trong các sản phẩm đậu nành còn được gọi là isoflavone, bao gồm daidzein và genistein. Những thành phần này hoạt động như chất chống oxy hóa và cung cấp nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể.

Thiếu máu não không nên ăn gì?

Ngoài những thực phẩm tốt cho sức khỏe, cũng có những thực phẩm nên hạn chế tiêu thụ để không gây ra các tác động xấu lên hệ tim mạch và não bộ. Những thực phẩm cần tránh nếu bạn muốn một cơ thể khỏe mạnh:

  • Đồ ăn nhanh: Thức ăn nhanh luôn tiềm ẩn nguy cơ gây ra bệnh mỡ máu cao. Điều này cũng liên quan đến nguyên nhân gây xơ vữa động mạch ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu lên não. 
  • Thực phẩm đóng hộp: Thực phẩm đóng hộp chứa nhiều chất bảo quản và nhiều muối có tác động tiêu cực đến huyết áp và sức khỏe tim mạch. Do đó bạn nên tránh tiêu thụ những thực phẩm này trong bữa ăn hằng ngày.
  • Rượu, bia, đồ uống có cồn: Bệnh nhân thiếu máu não không nên uống những đồ uống này vì chúng có thể làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh.
  • Nước ngọt: Nước ngọt có ga có thể làm tăng lượng cholesterol xấu trong cơ thể và gây ra các biến chứng nguy hiểm như đột quỵ ở bệnh nhân thiếu máu cục bộ.
Thiếu máu não nên ăn gì và không nên ăn gì để tăng cường máu lên não? 3 Thức ăn nhanh là nguyên nhân gây xơ vữa động mạch có ảnh hưởng đến lượng máu lên não

Tóm lại, một số thực phẩm chứa các hợp chất axit béo lành mạnh có thể giúp cải thiện cấu trúc của tế bào thần kinh. Trong khi đó, các thành phần như đường và chất béo bão hòa có khả năng phá hủy cấu trúc của tế bào não. Những loại thực phẩm tốt cho não và tim mạch cũng có nhiều tác động tích cực đến sức khỏe nói chung. Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn giải đáp phần nào về vấn đề thiếu máu não nên ăn gì và không nên ăn gì.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm