Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Sốt phát ban là căn bệnh thường gặp và phổ biến ở đối tượng trẻ nhỏ. Khi mắc bệnh này, cơ thể bé sẽ xuất hiện nhiều các nốt ban hồng sau cơn sốt. Hầu hết mỗi
Hầu hết mỗi trẻ đều bị sốt phát ban ít nhất một lần trong đời. Phụ thuộc vào sức đề kháng của từng bé mà bệnh biểu hiện ở mức độ nặng nhẹ khác nhau. Trường hợp nặng, trẻ sẽ gặp đồng thời các triệu chứng như phát ban đỏ, sốt cao đột ngột. Sốt phát ban là gọi theo quá trình phát triển của bệnh, sau khi sốt liền 2-3 ngày, cơ thể sẽ xuất hiện các vết ban đỏ.
Thời gian ủ bệnh của sốt phát ban, tức là khoảng thời gian có thể bắt đầu phải tiếp xúc với mầm bệnh cho đến khi bộc lộ triệu chứng là khá dài, thông thường khoảng 1-2 tuần. Các triệu chứng điển hình nhất của sốt phát ban gồm có:
Ngoài ra, sốt phát ban cũng thường gây ra các triệu chứng như cơ thể mệt mỏi, ăn kém, sưng mí mắt, tiêu chảy dạng nhẹ…
Thông thường, sốt phát ban là do sự tấn công của siêu vi Human Herpes 6 hay HHV6. Một số trường hợp bệnh khởi phát do Human Herpes 7.
Khi bé bị sốt cao đột ngột, cơ thể dễ xuất hiện hiện tượng co giật và thậm chí là dẫn đến hôn mê, mắt trợn tròn kéo dài đến vài phút.
Sốt phát ban thường không gây ra những biến chứng nào quá nghiêm trọng. Nếu cơ thể không mắc các bệnh gì khác, sẽ nhanh chóng bình phục nếu được điều trị và chăm sóc đúng cách.
Tuy nhiên, bệnh này đặc biệt nghiêm trọng với những bé có hệ miễn dịch yếu. Cơ thể đang mắc một căn bệnh nào đó, thì khi sốt phát ban là điều kiện rất tốt để các bệnh này tái phát. Những trường hợp này, sốt sẽ kéo dài và nặng hơn, chậm bình phục hơn. Đặc biệt, thực tế đã ghi nhận các biến chứng nguy hiểm như sưng phổi, viêm não…
Hiện tại, chưa có loại thuốc nào để chích ngừa sốt phát ban, do đó cách tốt nhất để phòng tránh căn bệnh này là tránh cho con bạn tiếp xúc trực tiếp với bé đang mắc bệnh.
Đa số trẻ đều có các kháng thể giúp chống chọi lại bệnh tật. Nhưng, nếu trong nhà đang có người sốt phát ban, cả nhà nên đề cao tinh thần cảnh giác, rửa tay kỹ lưỡng, vệ sinh cá nhân sạch sẽ để tránh lây bệnh. Những người trưởng thành chưa từng bị sốt phát ban khi còn nhỏ cũng nên đề phòng vì có thể lây bệnh.
Thông thường chúng ta không nên làm gì cả, bệnh sẽ tự thuyên giảm rồi khỏi hẳn. Tuy nhiên đối với trẻ em, sốt cao sẽ khiến trẻ rất khó chịu và quấy khóc, biếng ăn dẫn đến suy nhược cơ thể. Lúc này cha mẹ có thể sử dụng các cách hạ sốt cho bé như lau người bằng nước ấm, có chế độ ăn uống đầy đủ và sử dụng thuốc hạ sốt. Khi điều trị bằng thuốc, cha mẹ lưu ý chọn đúng loại thuốc được bác sĩ khuyến cáo với liều lượng phù hợp với tình trạng và cân nặng của trẻ.
Trong trường hợp điều trị tại nhà không khả quan, thân nhiệt của bé tăng liên tục không giảm và bị đuối sức, hãy nhanh chóng đưa bé đến cơ sở y tết gần nhất để được thăm khám kịp thời.
Linh Đan
Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim
Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.