Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

4 thông tin quyết định sống còn đối với bệnh viêm dạ dày hành tá tràng

Ngày 29/11/2017
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Viêm dạ dày hành tá tràng là bệnh lý nguy hiểm thường gặp ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ những thông tin cần thiết để có thể bảo vệ chính

Viêm dạ dày hành tá tràng là bệnh lý nguy hiểm thường gặp ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ những thông tin cần thiết để có thể bảo vệ chính mình và người thân.

1. Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm dạ dày hành tá tràng

Để biết mình có mắc phải bệnh viêm dạ dày hành tá tràng hay không, bạn cần chú ý để các biểu hiện của cơ thể. Nó thường xuất hiện với các triệu chứng thường thấy như:

  • Cảm giác bị đau vùng thượng vị (vùng rốn đến xương ức): cơn đau âm ỉ, bỏng rát và đau kinh khủng vùng thượng vị. Các cơn đau này có thể diễn ra vài phút cũng có khi kéo dài đến vài giờ và thường xuất hiện vào ban đêm hoặc lúc đói.
  • Các cơn đau có thể được giảm khi ăn nhẹ, tần suất các cơn đau rất bất thường, thỉnh thoảng đau vài ngày, có khi vài tuần mới hết, sau đó vài tháng mới đau lại hoặc năm sau mới xuất hiện đợt đau mới.
  • Xuất hiện các dấu hiệu ợ chua, ợ hơi, buồn nôn, ăn không ngon, cảm giác khó tiêu, mất ngủ, đầy hơi, ban đêm ngủ chập chờn, người gầy hẳn đi.
  • Càng về sau, các triệu chứng dần mất đi tính chu kì, các đợt đau tăng dần lên và kéo dài liên tục.
  • Khi đi xét nghiệm dịch vị, viêm dạ dày hành tá tràng làm tăng acid.
4 thông tin quyết định sống còn đối với bệnh viêm dạ dày hành tá tràng 1
Các cơn đau kéo dài là dấu hiệu của bệnh đau dạ dày hành tá tràng

2. Nguyên nhân gây gây viêm dạ dày hành tá tràng

Nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh viêm tá tràng hiện nay là do vi khuẩn Helicobacter pylori (H.pylori). Khi một lượng lớn các vi khuẩn này xâm nhập vào trong dạ dày, ruột non của người bệnh sẽ gây ra tình trạng viêm. Ngoài ra còn có một vài nguyên nhân phổ biến khác đến từ thói quen sống không lành mạnh hay do tác động của quá trình điều trị bệnh,.. từ mỗi người.

  • Thường xuyên sử dụng các loại thuốc như aspirin, naproxen hay ibuprofen.
  • Người mắc bệnh viêm đường tiêu hóa.
  • Xảy ra tình trạng trào ngược dịch mật (dịch mật chảy từ tá tràng vào đến dạ dày).
  • Hệ miễn dịch yếu, bị nhiễm virut.
  • Tổn thương ở ruột non.
  • Căng thẳng tột độ hay kéo dài do phẫu thuật, chấn thương, công việc quá tải.
  • Thường xuyên ăn uống các chất độc hại, chất kích thích.
  • Hút thuốc quá nhiều.
  • Do hóa trị, xạ trị ung thư.
4 thông tin quyết định sống còn đối với bệnh viêm dạ dày hành tá tràng 2
Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh viêm dạ dày hành tá tràng

3. Giải pháp điều trị bệnh viêm dạ dày hành tá tràng hiệu quả

Một số cách điều trị viêm hành tá tràng đơn giản thường được sử dụng như:

  • Dùng thuốc tây làm giảm yếu tố gây loét: một số loại thuốc có khả năng gây ức chế sự bài tiết acid clohydric, pepsin hoặc sử dụng các loại thuốc làm trung hòa acid clohydric được bài tiết vào tá tràng.
  • Sử dụng thuốc bảo vệ niêm mạc: dùng thuốc bao phủ niêm mạc, kích thích sản sinh chất nhầy hoặc kích thích sự tái tạo niêm mạc.
  • Diệt trừ vi khuẩn Helicobacter pylori bằng các loại thuốc kháng sinh, thuốc diệt khuẩn như Bismuth.
  • Tìm đến thuốc đông y: Hiện nay có một số loại thảo dược được bào chế thành bài thuốc có công dụng chữa bệnh viêm tá tràng.

4. Lưu ý đối với bệnh nhân đang điều trị viêm dạ dày hành tá tràng

Bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc, bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng cần kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý, cụ thể như sau:

  • Hạn chế uống rượu, bia, cồn và các chất kích thích.
  • Không hút thuốc lá.
  • Không ăn các gia vị chua, cay có hại cho dạ dày, như ớt, tiêu, dấm, và các chất chua.
  • Chỉ được ăn thức ăn dạng lỏng như cháo, sữa trong quá trình điều trị viêm dạ dày hành tá tràng, sau khi hết triệu chứng xuất huyết tiêu hóa thì có thể ăn đặc (ăn cháo, cơm nát), khi cơ thể ổn định được quyền ăn bình thường.
  • Lưu ý nên ăn chậm và nhai kĩ.
  • Khuyến khích buổi tối nên ăn một ít bánh ngọt, uống sữa để dạ dày không bị rỗng.
  • Giữ tinh thần thoải mái, không làm việc căng thẳng, quá sức, dễ gây stress.
4 thông tin quyết định sống còn đối với bệnh viêm dạ dày hành tá tràng 3
Người bị viêm loét dạ dày hành tá tràng không nên ăn đồ cay

Hiện nay có đến 20% bệnh nhân bị viêm dạ dày tá tràng mà không có biểu hiện. Cho đến khi người bệnh vào viện vì các biến chứng nguy hiểm như xuất huyết tiêu hóa, thủng dạ dày hoặc hẹp môn vị thì việc điều trị đã trở nên rất khó khăn, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Do đó nắm được nguyên nhân và các triệu chứng để điều trị kịp thời là việc hết sức cần thiết.

Nguyệt Hằng

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm