Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Huyết tương chứa fibrinogen, một chất đông máu, trong khi huyết thanh là phần lỏng của máu và không chứa chất đông máu. Cả huyết tương và huyết thanh có thể được chiết xuất từ quá trình ly tâm máu. Tuy nhiên, huyết thanh được thu được sau khi đông máu, trong khi huyết tương thì ngược lại. Vậy ngoài đặc điểm này giữa chúng còn có những đặc điểm gì giúp phân biệt nữa hay không?
Nắm rõ được sự khác biệt giữa huyết thanh và huyết tương sẽ giúp tránh những sai sót không đáng có trong quá trình thực hiện xét nghiệm.
Ở trong cơ thể người khỏe mạnh nó tồn tại dưới dạng chất lỏng có màu vàng nhạt. Tuy nhiên, huyết tương có xu hướng thay đổi theo tình trạng sinh lý trong cơ thể. Ví dụ, sau khi ăn, huyết tương có thể trở nên đục và màu sắc của nó có thể chuyển sang màu vàng chanh trong vài giờ. Nếu đơn vị máu có huyết tương xuất hiện tình trạng "đục" thì sẽ không được sử dụng, vì rất có thể gây sốc hoặc dị ứng cho người bệnh.
Đây là phần của máu nhưng không chứa tế bào máu (bao gồm cả tế bào bạch cầu và hồng cầu) và không chứa các chất đông máu. Nó được xác định bằng cách tách riêng phần chất lỏng này từ huyết tương, và chứa tất cả các protein không tham gia vào quá trình đông máu, các chất điện giải, kháng thể, kháng nguyên, nội tiết tố và các chất ngoại sinh khác.
Huyết thanh và huyết tương có thành phần và biểu hiện tương đồng nhau bao gồm cùng mức các nguyên tố vi lượng và nước.
Huyết thanh là một phần của máu, tương tự như huyết tương, tuy nhiên nó không chứa Fibrinogen, một yếu tố làm đông máu. Thay vào đó, huyết thanh chứa các loại protein không có tác dụng làm đông máu, cùng với các chất điện giải, kháng nguyên, kháng thể, nội tiết tố, chất ngoại vi sinh và nhiều thành phần khác.
Màu sắc của huyết thanh có thể cung cấp thông tin về tình trạng sức khỏe của cơ thể. Nếu huyết thanh có màu sữa, đục hoặc màu vàng đậm, có thể cho thấy tình trạng Cholesterol tăng cao hoặc bị tăng Bilirubin máu.
Huyết thanh cũng chứa nhiều nguyên tố vi lượng và đa lượng, bao gồm: Kali, Natri, bilirubin, creatinine, axit uric và nhiều chất quan trọng với cơ thể khác.
Huyết tương là một phần quan trọng của máu cùng với các tế bào máu khác. Nó chiếm khoảng từ 50 đến 65% lượng máu trong cơ thể.
Màu sắc của huyết tương thường thay đổi tùy theo tình trạng sinh lý và sức khỏe của con người. Ở người khỏe mạnh, huyết tương có màu vàng nhạt hoặc trong suốt. Sau khi tiêu thụ thức ăn, màu sắc của huyết tương có thể chuyển sang màu đục và trở nên trong hơn. Vài giờ sau khi ăn, nó có thể chuyển sang màu vàng chanh.
Thành phần chính của huyết thanh và huyết tương đều là nước cùng với một số protein, thành phần hữu cơ và muối vô cơ. Các protein quan trọng trong huyết tương bao gồm Albumin (tạo áp suất thẩm thấu của máu), Globulin (có thể hòa tan trong huyết tương) và Fibrinogen (liên kết với máu trong quá trình cầm máu).
Huyết thanh và huyết tương có nhiều ứng dụng trong y học. Ứng dụng của huyết thanh trên lâm sàng có thể kể đến đó là:
Nhận biết bệnh: Đặc điểm và màu sắc của huyết thanh có thể giúp các bác sĩ chẩn đoán chính xác một số bệnh do vi khuẩn, ký sinh trùng gây ra, như: Bệnh viêm gan B, bệnh sởi, HIV/AIDS và các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Truyền huyết thanh cho cơ thể: Các bác sĩ thường chỉ định truyền huyết thanh khi máu thiếu hụt các chất cần thiết, chẳng hạn khi cơ thể mất miễn dịch. Các loại huyết thanh điều chế cũng có tác dụng hiệu quả trong điều trị bệnh: Ho gà, uốn ván, viêm gan B, hay bệnh quai bị.
Ngoài ra, truyền huyết thanh cũng được sử dụng để phòng và điều trị nhiễm trùng trong nhiều trường hợp.
Huyết tương giúp vận chuyển nhiều chất quan trọng của cơ thể như: Sắt, oxy, glucose, các loại hormone và các loại protein. Hiện nay, nhờ các tiến bộ trong lĩnh vực y học, chúng ta đã có thể sản xuất các chế phẩm máu an toàn và hiệu quả, giảm thiểu tối đa các tai biến có thể xảy ra khi truyền máu.
Huyết tương là thành phần quan trọng được tách ra để truyền cho những đối tượng phù hợp. Các chế phẩm từ huyết tương như: Huyết tương giàu tiểu cầu và huyết tương tươi đông lạnh được sử dụng rộng rãi trong y học, đặc biệt là trong quá trình làm đẹp và điều trị bệnh.
Tuy nhiên, khi sử dụng huyết tương để truyền cho bệnh nhân, cần tuân thủ các chỉ định cụ thể, bao gồm:
Hiện nay, một số xét nghiệm máu chỉ có thể thực hiện trên huyết tương hoặc huyết thanh, trong khi một số khác có thể được thực hiện trên cả hai loại. Nếu các xét nghiệm liên quan đến quá trình đông máu hoặc có các yếu tố tham gia vào quá trình này chỉ có thể được tiến hành trên huyết tương.
Sự khác biệt rõ ràng nhất giữa huyết thanh và huyết tương là có yếu tố đông máu hay không. Hi vọng qua bài viết này bạn đã có thể hiểu được thế nào là huyết thanh và huyết tương. Đừng bỏ qua các bài viết của nhà thuốc Long Châu để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích khác nhé!
Minh QA
Nguồn tham khảo: vinmec.com
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.