Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Huyết tương là gì? Huyết tương có chức năng gì?

Ngày 26/03/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Máu chúng ta gồm có 3 thành phần chính là tiểu cầu, bạch cầu và huyết tương. Cả 3 thành phần này đều có chức năng và mức độ quan trọng riêng. Vậy huyết tương là gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này.

Huyết tương có nhiệm vụ cung cấp dưỡng chất đến các cơ quan và nuôi dưỡng cơ thể. Nếu thiếu đi huyết tương, hệ thống tuần hoàn và sức khỏe sẽ không thể hoạt động bình thường. Trong bài viết hôm nay, Nhà thuốc Long Châu sẽ cùng bạn đọc khám phá huyết tương là gì và những chức năng của huyết tương. 

Định nghĩa huyết tương là gì? 

Có rất nhiều người biết đến từ huyết tương nhưng chưa thể cắt nghĩa huyết tương là gì. Theo nhiều tài liệu nghiên cứu, huyết tương là chất dịch màu vàng trong, là một trong những thành phần quan trọng của máu nói riêng và cơ thể nói chung. Khi phân tách máu người, các chuyên gia ghi nhận được huyết tương chiếm 55 - 65% thể tích máu, áp đảo so với 2 thành phần còn lại là bạch cầu và tiểu cầu

Định nghĩa huyết tương là gì

Huyết tương là gì? Huyết tương là dung dịch màu vàng nhạt trong máu

Sinh lý huyết tương thay đổi rất thường xuyên và khó dự đoán. Khi trạng thái sinh lý của cơ thể thay đổi sẽ khiến sinh lý huyết tương thay đổi theo. Đây cũng là nguyên nhân vì sao sau mỗi bữa ăn huyết tương thường có màu đục hơn thông thường và sẽ chuyển sang màu vàng chanh sau khi ăn vài giờ. 

Huyết tương có thể tự chuyển đổi thành màu đục sau khi ăn và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng máu truyền từ người này sang người khác không thể chứa huyết tương bị đục vì khả năng cao gây sốc, dị ứng cho người được truyền máu. 

Thành phần trong huyết tương gồm những gì? 

Sau khi biết được huyết tương là gì, bạn cũng nên tìm hiểu những thành phần có trong huyết tương. Thể tích huyết tương gồm 90% là nước và chỉ có 10% còn lại là các chất dinh dưỡng có thể hòa tan trong nước như protein, chất hữu cơ, muối,... 

Thành phần chiếm thể tích nhiều thứ 2 trong huyết tương, chỉ sau nước chính là các loại protein hòa tan, chiếm đến 7%. Các loại protein được tìm thấy nhiều nhất trong huyết tương gồm có: 

  • Albumin: Đây là loại protein phổ biến nhất, chiếm khoảng 3.5 - 5g/dL máu. Vai trò chính của albumin là tạo nên áp suất thẩm thấu cho máu, giúp vận chuyển những chất không thể hòa tan được truyền vào máu và đưa đến nuôi dưỡng cơ thể. 
  • Globulin: Đây là nhóm protein hình cầu có trong huyết tương và được tổng hợp bởi tương bào. 
  • Fibrinogen: Các loại enzym trong máu sẽ biến đổi loại protein này thành fibrin, hỗ trợ trong quá trình cầm máu. 

Ngoài protein thì trong huyết tương còn có chứa các khoáng chất, hợp chất hữu cơ khác như amino axit, vitamin, glucose, peptide,... Các muối khoáng cần thiết như kali, muối, natri, phốt pho,... cũng được tìm thấy trong huyết tương. 

Huyết tương có chức năng là gì đối với cơ thể

Huyết tương là gì và có chức năng nào là điều nhiều người thắc mắc. Huyết tương là thành phần quan trọng trong máu và có rất nhiều chức năng với hệ tuần hoàn nói riêng và với cơ thể nói chung. Các nguyên liệu quan trọng của cơ thể như protein, glucose, sắt, oxy,... đều do huyết tương vận chuyển đến các cơ quan, tế bào. Trong mỗi lít huyết tương có thể chứa đến 75g protein. 

Thành phần trong huyết tương là gì

Huyết tương có chức năng vận chuyển chất cần thiết đến tế bào

Ngoài ra, chức năng của huyết tương còn đến từ những loại protein có trong dung dịch này. 

  • Albumin: Có nhiệm vụ cung cấp áp suất thẩm thấu cho phần chất lỏng máu bên trong các mạch máu để ngăn chặn quá trình máu chảy ra ngoài, tràn vào hệ thống mô và tế bào. Bên cạnh đó, loại protein này còn có chức năng giữ lượng nước ổn định trong máu, hút nước khi cần. 
  • Globulin: Nhờ chứa loại protein này mà huyết tương có chức năng kháng khuẩn, chống nhiễm khuẩn. 

Hiểu được huyết tương là gì bạn sẽ thấy đây là thành phần không thể thay thế đối với sức khỏe. Khi bệnh nhân bị thiếu bất cứ thành phần nào trong máu, huyết tương sẽ được tách ra để truyền cho bệnh nhân theo nguyên tắc “thiếu gì truyền đó”. 

Khoa học hiện đại đang ngày một phát triển hơn, việc truyền máu nguyên bản đã được thay thế bởi nguyên tắc truyền những gì đang thiếu, chỉ truyền những gì bệnh nhân cần, truyền một thành phần trong máu nhằm hạn chế tai biến khi truyền máu hoặc những biến chứng liên quan. 

Trường hợp nào được chỉ định truyền huyết tương? 

Khám phá xong huyết tương là gì và những công dụng của huyết tương, liệu bạn có tò mò rằng khi nào thì bác sĩ sẽ chỉ định truyền huyết tương? Với nguyên tắc “thiếu gì truyền đó” như hiện nay, huyết tương chỉ được chỉ định truyền cho người bệnh trong những trường hợp sau: 

  • Bệnh nhân bị giảm yếu tố đông máu bẩm sinh nhưng không có chế phẩm chuyên dụng để dùng thì khả năng cao truyền huyết tương sẽ được chỉ định để thay thế.
  • Bệnh nhân bị ban xuất huyết do hiện tượng giảm tiểu cầu đột ngột khi đang thay huyết tương.
  • Bệnh nhân cần truyền máu thể tích lớp nhưng xuất hiện triệu chứng rối loạn hoặc đang bị chảy máu.
  • Bệnh nhân được chẩn đoán thiếu antithrombin II nhưng không có antithrombin II để truyền.
  • Tình trạng chảy máu cấp kèm biểu hiện máu khó đông do giảm toàn bộ yếu tố gây đông máu.
  • Bệnh nhân mắc bệnh lý về đông máu do thiếu các yếu tố đông máu. 

Phân biệt huyết tương và huyết thanh

Có rất nhiều người vì không biết huyết tương là gì và huyết thanh là gì nên thường bị nhầm lẫn giữa 2 thành phần này. Huyết tương và huyết thanh đều là những thành phần quan trọng trong máu nhưng 2 loại này hoàn toàn khác biệt, thể hiện qua những đặc điểm sau: 

Thành phần: Huyết thanh là dung dịch lỏng của máu sau khi thực hiện quá trình đông máu còn huyết tương là chất lỏng tồn tại trong máu. Trong huyết tương có thành phần đông máu nhưng huyết thanh thì không. 

Cách phân biệt huyết thanh và huyết tương là gì

Huyết tương và huyết thanh là 2 dung dịch khác nhau

Số lượng: Nếu huyết tương chiếm 55 - 65% thể tích máu thì huyết thanh chỉ chiếm thiểu số, thậm chí ít hơn những chất dinh dưỡng khác trong máu. 

Thời gian bảo quản: Thời gian bảo quản của huyết tương và huyết thanh cũng có sự khác biệt rõ rệt. Trong khi huyết tương có thể bảo quản được trong khoảng 1 năm thì huyết thanh chỉ bảo quản được vài ngày sau khi thu thập. 

Ứng dụng: Huyết tương được ứng dụng trong y tế là chủ yếu, dùng truyền cho bệnh nhân thiếu yếu tố đông máu. Trong khi đó, huyết thanh được dùng nhiều để kiểm tra nhóm máu, xét nghiệm chẩn đoán bệnh lý và ứng dụng trong làm đẹp. 

Tất tần tật thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc huyết tương là gì đều đã được Nhà thuốc Long Châu chia sẻ trong bài viết trên đây. Để hiểu hơn về huyết tương bạn cũng có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia về huyết học.

Xem thêm:

Hồng Nhung

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm