Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Giảm tiểu cầu là bệnh lý vô cùng nguy hiểm, gây nhiều biến chứng phức tạp, thậm chí dẫn đến tử vong. Khi lượng tiểu cầu quá thấp, bạn có thể bị mất máu rất nhiều và khó cầm máu khi bị chấn thương và phải được điều trị ngay.
Tiểu cầu là một phần của tế bào, giữ vai trò không thể thiếu trong cơ thể, thực hiện chứng năng quan trọng là đông và cầm máu. Vì sao tiểu cầu lại giảm, bệnh gây ra triệu chứng gì và nguy hiểm ra sao? Hãy tham khảo bài viết sau để tìm hiểu mọi thông tin về bệnh giảm tiểu cầu nhé.
Máu được hình thành từ một số tế bào bao gồm hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Khi bị thương, các tiểu cầu sẽ di chuyển đến vùng có vết thương hở và hình thành cục máu đông để cầm máu. Nếu hàm lượng tiểu cầu quá thấp, cơ thể khó hoặc không thể cầm máu được.
Số lượng tiểu cầu bình thường ở một người lớn dao động trong khoảng từ 150.000 đến 450.000 tiểu cầu trên mỗi microlit máu. Giảm tiểu cầu hay còn gọi là tiểu cầu thấp khi có ít hơn 150.000 tiểu cầu trên mỗi microlit máu.
Bạn sẽ bị xuất huyết nội nghiêm trọng khi số lượng tiểu cầu giảm xuống dưới 10.000 trên mỗi microlit máu. Mặc dù hiếm gặp, nhưng giảm tiểu cầu nặng có thể gây chảy máu vào não, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng nếu không được can thiệp kịp thời.
Thông thường, tình trạng tiểu cầu giảm không gây ra biểu hiện rõ rệt. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bạn sẽ có các dấu hiệu giảm tiểu cầu sau:
Nếu bạn có dấu hiệu giảm tiểu cầu sau, hãy đến gặp bác sĩ ngay:
Khi bị chảy máu không ngừng, bạn cần cấp cứu y tế khẩn cấp. Với tình trạng chảy máu không thể kiểm soát được, cần dùng các kỹ thuật sơ cứu thông thường, chẳng hạn như ấn vào khu vực chảy máu.
Nguyên nhân giảm tiểu cầu thường do vấn đề hệ thống miễn dịch hay do rối loạn tủy xương như bệnh bạch cầu, hoặc do một tác dụng phụ của việc dùng một số loại thuốc. Rất hiếm khi bệnh do di truyền. Dù do nguyên nhân nào, tiểu cầu giảm sẽ liên quan đến ba quá trình sau:
Lá lách có chức năng chống nhiễm trùng và lọc các chất độc trong máu. Một số rối loạn trong cơ thể khiến lá lách phì đại, khiến có quá nhiều tiểu cầu tập trung ở cơ quan này, từ đó làm giảm số lượng tiểu cầu lưu thông trong dòng máu.
Tủy xương sản xuất ra tiểu cầu. Mỗi tiểu cầu chỉ sống khoảng 10 ngày, sau đó, tủy xương sẽ tạo ra tiểu cầu mới liên tục. Một số yếu tố có thể làm tác động đến quá trình tạo tiểu cầu như:
Tình trạng sức khỏe không tốt có thể khiến cơ thể sử dụng hết tiểu cầu hoặc phá hủy tiểu cầu nhanh hơn bình thường khiến tủy xương không sản xuất kịp, dẫn đến thiếu hụt tiểu cầu trong máu. Các tình trạng sức khỏe gồm:
Việc điều trị giảm tiểu cầu có hiệu quả hay không tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Nếu tình trạng nhẹ, bác sĩ có thể cho nhưng điều trị và chỉ cần theo dõi người bệnh. Nếu số lượng tiểu cầu giảm nhiều, bác sĩ có thể yêu cầu điều trị bằng một trong các cách sau:
Bạn vẫn có thể sinh hoạt bình thường khi mắc bệnh, nhưng cần tránh bị chấn thương bằng cách thực hiện một số thay đổi trong lối sống:
Thực tế, không phải ai gặp tình trạng giảm tiểu cầu đều phải cần điều trị. Trong một số trường hợp bệnh nhân có thể tự khỏi. Tuy nhiên, nếu thấy các triệu chứng đã nêu trong bài viết, tốt nhất bạn hãy đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và đưa ra biện pháp điều trị phù hợp.
Quỳnh Trang
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...