Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Tay chân miệng cấp độ 1 là cấp độ nhẹ nhất của bệnh, tuy nhiên nếu không điều trị và chăm sóc tốt bệnh sẽ diễn biến nặng hơn, thậm chí gây nhiều biến chứng
Tay chân miệng cấp độ 1 là cấp độ nhẹ nhất của bệnh, tuy nhiên nếu không điều trị và chăm sóc tốt bệnh sẽ diễn biến nặng hơn, thậm chí gây nhiều biến chứng nguy hiểm ở trẻ. Dưới đây là cách điều trị, thuốc điều trị tay chân miệng độ 1 cũng như những lưu ý trong việc chăm sóc mà các cha mẹ cần đặc biệt lưu tâm.
Bé bị bệnh tay chân miệng thường chỉ sốt nhẹ và có những tổn thương nhẹ ở vùng da, do đó giải pháp điều trị ngoại trú tại nhà được xem là lựa chọn thích hợp nhất. Do chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên các bác sĩ sẽ điều trị theo từng triệu chứng bệnh của trẻ. Cụ thể thuốc điều trị tay chân miệng độ 1 thường là các loại thuốc hạ sốt, đó có thể là Paracetamol liều 10 mg/kg/lần uống mỗi 6 giờ nếu trẻ bị sốt cao. Ngược lại nếu trẻ chỉ sốt nhẹ, sốt dưới dưới 38,5 độ thì mẹ có thể sử dụng biện pháp lau mát để hạ nhiệt cho trẻ, đồng thời cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, mở cửa sổ thay vì sử dụng máy lạnh.
Ngoài ra bạn cũng cần chú ý và đảm bảo lịch hẹn tái khái đầy đủ, có thể 1-2 ngày nên quay lại phòng khám để được các bác sĩ theo dõi và điều chỉnh hướng điều trị cho phù hợp để giúp bé mau chóng khỏi bệnh. Song song với việc tái khám định kì các bậc cha mẹ cũng cần chú ý theo dõi các biểu hiện của bé trong suốt thời gian điều trị, nếu thấy các dấu hiệu như: sốt cao bằng hoặc trên 39 độ C, thở nhanh, thở khó, run chi, co giật, hôn mê, da nổi vân tím… thì cần báo cho bác sĩ điều trị ngay và nhanh chóng nhập viện.
Để đạt được hiệu quả cao trong việc điều trị ngoài việc tuân thủ đúng các quy định về dùng thuốc và lộ trình điều trị các bạn cũng nên kết hợp các biện pháp chăm sóc khoa học. Cung cấp các bữa ăn dinh dưỡng và tăng cường thực phẩm giàu vitamin C cho trẻ nhỏ. Riêng các trẻ còn bú thì mẹ nên tăng cường số lần cho bú, bởi sữa mẹ luôn là loại thức ăn tốt và giàu đề kháng nhất cho bé.
Cùng với chế độ dinh dưỡng bạn cũng cần chú ý chăm sóc tốt vấn đề vệ sinh cho trẻ, cụ thể là nên vệ sinh răng miệng cho trẻ hằng ngày bằng nước muốn sinh lý, tuyệt đối không sử dụng các loại khăn sữa, gạc để vệ sinh nhằm tránh gây viêm cũng như khiến bé cảm thấy khó chịu hơn.
Bên cạnh đó khi điều trị bệnh tay chân miệng tại nhà bạn cũng cần chú ý theo dõi các biểu hiện của trẻ, nếu thấy trẻ có biểu hiện sốt cao trên 39 độ C, da nổi vân tím, thở nhanh, thở khó, run chi, co giật, hôn mê… thì bạn cần đưa trẻ nhập viện ngay.
Trên đây là phần tư vấn sử dụng thuốc điều trị tay chân miệng độ 1 cũng như những lưu ý trong việc chăm sóc khi bé bị chân tay miệng. Hi vọng đây sẽ là nguồn thông tin hữu ích để các bậc cha mẹ chăm sóc bé ngày càng tốt hơn.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.