Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Thuốc Fahado là thuốc gì? Những điều cần biết khi sử dụng thuốc Fahado

Ngày 22/01/2023
Kích thước chữ

Fahado là thuốc giảm đau, hạ sốt. Thuốc được sử dụng nhiều trong các trường hợp như cảm cúm, sốt, nhức đầu đau cơ, đau gân, sốt do tiêm vaccine hoặc say nắng…

Để giúp người sử dụng thuốc một cách hợp lý, an toàn và hiệu quả, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về thành phần, chỉ định cũng như các lưu ý khi dùng thuốc Fahado trong bài viết dưới đây. 

Fahado là thuốc gì?

Fahado là thuốc dạng viên nén có chứa hoạt chất chính là paracetamol. Fahado hiện đang có một loại chế phẩm trên thị trường là viên nén có chứa 500mg hoạt chất paracetamol trong hộp 10 vỉ x 10 viên hoặc lọ 500 viên nén. Thuốc cần được bảo quản ở nơi khô ráo, nhiệt độ không quá 30℃.

Thuốc được hấp thu tốt qua đường uống, thuốc dùng được cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.

Thuốc Fahado là thuốc gì? Những điều cần biết khi sử dụng thuốc Fahado 1 Viên nén Fahado trên thị trường

Công dụng của thuốc Fahado

Chỉ định của thuốc Fahado

Thuốc Fahado có tác dụng điều trị giảm đau, hạ sốt cho người sử dụng thuốc trong các trường hợp như:

  • Cảm cúm, sốt, nhức đầu;
  • Đau cơ và gân;
  • Đau do chấn thương;
  • Các chứng sốt nhất là khi có nhiễm khuẩn ở tai – mũi – họng, phế quản, phổi và niệu đạo;
  • Sốt do tiêm chủng vaccin;
  • Say nắng;
  • Các chứng sốt có phát ban và truyền nhiễm ở trẻ em.

Thuốc Fahado là thuốc gì? Những điều cần biết khi sử dụng thuốc Fahado 2

Fahado dùng để giảm đau và hạ sốt trong trường hợp cảm cúm

Chống chỉ định của thuốc Fahado

Fahado có nhiều công dụng, tuy nhiên không nên dùng thuốc này trong những trường hợp như người bệnh quá mẫn cảm với paracetamol hoặc bất cứ một trong các thành phần nào của thuốc. Ngoài ra Fahado còn chống chỉ định với các đối tượng, trường hợp sau đây:

  • Người suy gan nặng, suy thận;
  • Người bệnh nhiều lần thiếu máu hoặc có bệnh tim, phổi;
  • Người thiếu hụt men Glucose – 6 – phosphat dehydrogenase.

Tác dụng phụ của thuốc Fahado

Các tác dụng không mong muốn của thuốc Fahado thường không có hoặc nếu có xảy ra thì với tỷ lệ rất thấp như:

  • Phát ban;
  • Buồn nôn, nôn;
  • Loạn tạo máu, giảm bạch cầu trung tính, giảm toàn thể huyết cầu, giảm bạch cầu, thiếu máu;
  • Bệnh thận, độc tính thận khi lạm dụng dài ngày;
  • Phản ứng quá mẫn (hiếm gặp) – mặc dù tỷ lệ mắc phải là không cao nhưng nghiêm trọng, thậm chí đe dọa tính mạng bao gồm hội chứng Steven – Johnson (SJS), hội chứng hoại tử da nhiễm độc (TEN) hay hội chứng Lyell, hội chứng ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính (AGEP).

Các lưu ý khi sử dụng thuốc

Người lớn uống 1 viên/lần, cứ 4 – 6 giờ một lần khi cần thiết, người sử dụng thuốc Fahado cần đặc biệt chú ý không nên sử dụng thuốc quá 8 viên một ngày.

Người bệnh không được sử dụng thuốc để tự điều trị giảm đau quá 10 ngày và không được tự điều trị sốt cao (trên 39,5℃), sốt kéo dài trên 3 ngày, hoặc sốt tái phát trừ khi do bác sĩ hoặc những người có chuyên môn trong lĩnh vực y tế hướng dẫn.

Thuốc Fahado sẽ bắt đầu có tác dụng hạ sốt, giảm đau sau ½ - 1 giờ sau khi người bệnh uống với liều điều trị.

Người sử dụng thuốc Fahado không được uống rượu trong thời gian sử dụng thuốc do làm tăng nguy cơ thuốc gây độc cho gan. Thuốc không gây buồn ngủ nên dùng được cho người cần sự tỉnh táo khi thực hiện công việc như lái xe hoặc vận hành máy móc.

Ảnh hưởng của Fahado với các thuốc khác 

Người sử dụng thuốc Fahado nếu có dùng với các thuốc chống co giật (gồm phenytoin, barbiturat, carbamazepin) có thể làm tăng tính độc hại trên gan của thuốc Fahado. Ngoài ra dùng đồng thời isoniazid với Fahado cũng có thể dẫn đến tăng nguy cơ độc tính với gan. Nguy cơ Fahado gây độc tính cho gan gia tăng đáng kể ở những người bệnh uống thuốc này với liều lớn hơn liều khuyên dùng trong khi đang dùng thuốc chống co giật hoặc isoniazid. Thường không cần giảm liều Fahado ở những đối tượng này, tuy vậy, người bệnh cần phải hạn chế và tự dùng Fahado khi đang uống thuốc chống co giật hoặc isoniazid.

Hướng dẫn xử trí tác dụng phụ do Fahado

Trong quá trình sử dụng thuốc, nếu người bệnh có thể gặp các triệu chứng bất thường nghi do tác dụng phụ của thuốc thì nên ngưng thuốc ngay lập tức liên hệ các cơ sở y tế gần nhất để được chăm sóc y tế bởi bác sĩ và những người có chuyên môn.

Quá liều và xử trí

Nhiễm độc paracetamol (hoạt chất của thuốc Fahado) có thể do người bệnh dùng một liều độc duy nhất, hoặc do uống lặp lại liều lớn paracetamol ví dụ 7,5 – 10g mỗi ngày hoặc do uống thuốc dài ngày. Hoại tử gan phụ thuộc liều là tác dụng độc cấp tính nghiêm trọng nhất xảy ra ở người bệnh do quá liều Fahado và có thể dẫn đến kết cục không mong muốn nhất là tử vong.

Thuốc Fahado là thuốc gì? Những điều cần biết khi sử dụng thuốc Fahado 3 Gan nhiễm độc do quá liều Fahado

Các dấu hiệu và triệu chứng của quá liều Fahado mà người bệnh có thể gặp phải bao gồm buồn nôn, nôn và đau bụng thường xảy ra trong vòng 2 – 3 giờ sau khi người bệnh uống liều độc của thuốc Fahado. Chứng xanh tím da, niêm mạc và móng tay là một dấu hiệu đặc trưng nhiễm độc cấp tính Fahado, với các đối tượng sử dụng thuốc là trẻ em có khuynh hướng bị chứng này dễ hơn người lớn sau khi dùng thuốc Fahado.

Khi bị ngộ độc nặng, ban đầu bệnh nhân có thể có các kích thích hệ thần kinh trung ương, kích động và mê sảng. Tiếp theo có thể là ức chế hệ thần kinh trung ương; sững sờ hạ thân nhiệt; mệt lả, thở nhanh, nông; mạch nhanh, yếu không đều; huyết áp thấp; suy tuần hoàn. Cơn co giật nghẹt thở gây tử vong có thể xảy ra. Thường hôn mê xảy ra trước khi chết đột ngột hoặc sau vài giờ hôn mê.

Khi gặp các triệu chứng trên người nhà bệnh nhân nên đưa người bệnh nên đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và tiến hành các biện pháp chẩn đoán và xử trí kịp thời bởi các bác sĩ và những chuyên gia y tế như: Điều trị hỗ trợ tích cực; rửa dạ dày, tốt nhất trong vòng 4 giờ sau khi uống phải liều độc của Fahado, sử dụng thuốc giải độc đặc hiệu như N – acetylcystein, hoặc các biện pháp giải độc khác như dùng than hoạt và/hoặc thuốc tẩy muối,…

Đăng Quang

Nguồn: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTừ Vĩnh Khánh Tường

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin