Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Thủy châm là gì? Công dụng của phương pháp thủy châm?

Ngày 03/02/2023
Kích thước chữ

Trong y học cổ truyền, thủy châm là phương pháp trị bệnh phổ biến, mang đến nhiều lợi ích đối với người bệnh mắc các bệnh mạn tính hoặc di chứng do tai biến để lại. Vậy thủy châm là gì, tác dụng ra sao? Mời bạn cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Thủy châm là phương pháp trị bệnh được tiến hành dựa vào nguyên lý của châm cứu của Y học cổ truyền; lý luận về hoạt động thần kinh của học thuyết Pavlov và tác dụng của dược lý thuốc theo Y học hiện đại. Thủy châm được đánh giá mang lại tác dụng điều trị bệnh hiệu quả cao, nhất là với các chứng bệnh như đau nửa đầu mãn tính, thiểu năng tuần hoàn não, viêm thần kinh hông to….

Thủy châm là gì?

Thủy châm là phương pháp tiêm các thuốc Tây y có chỉ định tiêm bắp vào huyệt để chữa bệnh. Việc dùng kỹ thuật châm cứu đưa thuốc vào huyệt này nhằm mục đích là làm tăng thêm diện tích, cường độ lẫn thời gian kích thích trong khi chữa bệnh cho bệnh nhân. Nhờ đó, phương pháp thủy châm không những mang lại hiệu quả giảm/ức chế bệnh mà còn có thể khắc phục nguyên nhân gây ra bệnh một cách trực tiếp và nhanh chóng.

Thủy châm là gì? Công dụng của phương pháp thủy châm? 1 Thủy châm là phương pháp tiêm thuốc Tây y có chỉ định tiêm bắp vào huyệt để chữa bệnh

Khi thuốc được tiêm vào huyệt vị trên cơ thể sẽ truyền xung động kích thích đó đến vỏ não, từ vỏ não phản xạ đến hệ thần kinh để điều chỉnh mọi hoạt động của cơ quan nội tạng, giúp bệnh được chữa khỏi cũng như phục hồi những tổn thương.

Đến đây bạn đã hiểu được phương pháp thủy châm là gì cũng như nguyên lý hoạt động ra sao rồi. Vậy phương pháp thủy châm được dùng trong điều trị các bệnh lý nào?

Dưới đây là những bệnh lý thích hợp áp dụng phương pháp thủy châm:

  • Các bệnh liên quan đến thần kinh như chứng đau nửa đầu, thiểu năng tuần hoàn não, viêm thần kinh hông to, người bệnh sau đột quỵ, đau dây thần kinh ngoại biên...
  • Các bệnh liên quan đến cơ xương khớp như bong gân, thoái hóa xương khớp, trật khớp, viêm khớp mạn tính,...
  • Bên cạnh đó, có thể kết hợp phương pháp thủy châm cùng các biện pháp châm cứu để điều trị các căn bệnh mãn tính như hen phế quản, phục hồi sau đột quỵ,... cũng rất hiệu quả.

Trong Y học cổ truyền, thủy châm được đánh giá cao vì hiệu quả mang lại trong việc điều trị nhiều bệnh lý. Phương pháp này không chỉ giúp giảm nhanh triệu chứng bệnh mà còn nhanh chóng khắc phục được căn nguyên gây bệnh nhờ có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa Đông y và Tây y, tác động vào đúng huyệt vị để điều trị nên hiệu quả nhanh và tăng hơn.

Với nhiều ưu điểm như trên, vậy thủy châm có gây ảnh hưởng xấu nào cho cơ thể người bệnh không? Trên thực tế, so với châm cứu thông thường thì thủy châm là phương pháp mới và khó hơn nên phương pháp này đòi hỏi phải được thực hiện bởi các bác sĩ, y sĩ, lương y được đào tạo chuyên về thủy châm. Bệnh nhân tiến hành điều trị bệnh bằng thủy châm có thể chọn tư thế nằm ngửa hoặc ngồi tùy theo tình trạng bệnh và hướng dẫn của người thực hiện.

Thủy châm là gì? Công dụng của phương pháp thủy châm? 2 Thủy châm phù hợp trong điều trị các bệnh liên quan đến xương khớp

Bệnh nhân sau khi thực hiện thủy châm cần được theo dõi tại chỗ và toàn thân để kịp thời xử lý nếu có xảy ra tai biến (gọi là vựng châm). Nếu thấy xuất hiện những triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, vã mồ hôi, mạch nhanh, sắc mặt nhợt nhạt,... thì báo ngay bác sĩ để được xử trí.

Lưu ý khi thực hiện thủy châm

Thủy châm đã chứng minh được hiệu quả điều trị bằng phương pháp y học cổ truyền với một số chứng bệnh liên quan đến hệ thần kinh, cơ xương khớp,... Tuy nhiên, để phát huy tối đa lợi ích mang lại, bệnh nhân cần lưu ý một số điều sau đây khi tiến hành thủy châm:

  • Nên nghỉ ngơi khoảng 15 phút sau khi thủy châm, khi thấy cơ thể ổn định, không xuất hiện bất kỳ triệu chứng bất thường nào thì mới sinh hoạt trở lại. 
  • Chỉ nên thủy châm 1 lần/ngày, trong khoảng thời gian từ 10 - 15 phút. Mỗi đợt có thể tiến hành  từ 10 - 15 lần.
  • Nên thực hiện thủy châm tại cơ sở uy tín, có kinh nghiệm lâu năm về thủy châm để đề phòng biến chứng có thể xảy ra cũng như tăng hiệu quả điều trị.
  • Thủy châm phải được tiến hành theo chỉ định của bác sĩ.
Thủy châm là gì? Công dụng của phương pháp thủy châm? 3 Lưu ý là không phải trường hợp nào cũng có thể tiến hành thủy châm

Lưu ý thêm là không phải trường hợp nào cũng có thể tiến hành thủy châm. Với những tình huống sau đây tuyệt đối không thực hiện thủy châm:

  • Cấp cứu;
  • Đau bụng ngoại khoa;
  • Thể trạng yếu, tinh thần không tỉnh táo;
  • Bệnh nhân dị ứng với thuốc sử dụng trong thủy châm.

Hy vọng bài viết trên đây đã giúp các bạn hiểu được thủy châm là gì, phù hợp chữa bệnh nào. Phương pháp thủy châm sẽ hiệu quả cao hơn nếu được áp dụng đúng cách, đúng bệnh, đúng bác sĩ có chuyên môn sâu về thủy châm. Ngoài ra bạn cần tuân thủ theo hướng dẫn điều trị bệnh của bác sĩ để giúp bệnh nhanh khỏi.

Phúc Khang

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin