Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Với nền y học phát triển, hiện đại như hiện nay, việc sử dụng thủy tinh thể nhân tạo thay thế cho thấu kính tự nhiên trong mắt dần trở nên phổ biến, giúp nhiều bệnh nhân khôi phục thị lực. Trong bài viết sau, Nhà thuốc Long Châu mời quý bạn đọc cùng khám phá thêm về thủy tinh thể nhân tạo
Thủy tinh thể nhân tạo được cân nhắc sử dụng trong các trường hợp nhất định theo chỉ định của bác sĩ. Để hiểu thêm về thủy tinh thể nhân tạo như cấu tạo, phân loại, chức năng,… bạn hãy theo dõi những thông tin sau đây.
Thủy tinh thể nhân tạo là một thấu kính nội nhãn trong suốt có kích thước rất nhỏ, được thiết kế với hình dạng, kích cỡ tương tự như thấu kính tự nhiên để thay thế thông qua việc thực hiện phẫu thuật đục thủy tinh thể.
Việc cấy ghép thủy tinh thể nhân tạo có thể khắc phục hiệu quả các vấn đề về thị lực như cận thị, viễn thị, loạn thị, lão thị. Bên cạnh đó, phương pháp này cũng giúp người bệnh khôi phục thị lực hiệu quả, nhanh chóng, đem đến trường nhìn rộng và rõ nét hơn.
Khi được cấy ghép vào mắt, thủy tinh thể nhân tạo sẽ hoạt động như thấu kính tự nhiên, giúp tập trung vào ánh sáng đi vào mắt, đi qua giác mạc và vào bên trong mắt, chuyển hình ảnh qua dây thần kinh truyền đến não bộ. Theo đó, thủy tinh thể nhân tạo sẽ được đặt theo số đo thấu kính tự nhiên của mỗi người, giúp họ hồi phục thị lực tốt nhất, nhìn được rõ nhất trong khả năng.
Các loại thủy tinh thể nhân tạo hiện có thường có độ bền cao với tuổi thọ sử dụng lâu dài. Các bác sĩ chuyên khoa mắt cũng cho biết thêm rằng độ bền của thủy tinh thể nhân tạo sau khi cấy ghép vào mắt đôi khi là vĩnh viễn, không cần thiết phải thay thế sau một khoảng thời gian sử dụng vì chúng được thiết kế để phát huy tác dụng lâu dài mà không xảy ra hư hỏng hoặc hao mòn.
Thủy tinh thể nhân tạo được thiết kế dựa trên các đặc điểm của thấu kính tự nhiên ở người bệnh nên mỗi thủy tinh thể nhân tạo là độc nhất, không giống nhau hoàn toàn. Các đặc điểm cấu tạo chung của thủy tinh thể nhân tạo gồm:
Trong nhiều loại thủy tinh thể nhân tạo có 2 loại được đánh giá cao và thường dùng nhất là:
Thấu kính đơn tiêu cự là loại thủy tinh thể nhân tạo tốt nhất, được dùng phổ biến nhất hiện nay. Chúng chỉ có một tiêu cực duy nhất để cân chỉnh tầm nhìn của người bệnh, thông thường là tầm nhìn xa. Ống kính tiêu cực này cũng có khả năng lấy nét tốt nêu sau khi thực hiện phẫu thuật, người bệnh sẽ có tầm nhìn xa tương đối rõ nét, đặc biệt thích hợp với người thường xuyên lái xe.
Thủy tinh thể đơn tiêu cự là loại chỉ có một tiêu điểm còn thủy tinh thể nhân tạo đa tiêu cự lại có nhiều tiêu điểm khác nhau, giúp người bệnh có thể nhìn được ở nhiều khoảng cách, bao gồm cả cận cảnh hoặc nhìn xa.
Chúng thường giúp bệnh nhân có tầm nhìn tốt trong mọi trường thị giác, từ đó giảm sự lệ thuộc vào kính hoặc thậm chí bạn không cần phải đeo kính. Với những bệnh nhân bị bong võng mạc, xuất huyết giác mạc, glocom, đồng tử méo,… cũng thường được cân nhắc, chỉ định ghép loại thủy tinh thể nhân tạo này.
Phẫu thuật cấy ghép thủy tinh thể nhân tạo là phương pháp có độ an toàn cao nhưng tỷ lệ rủi ro vẫn tồn tại, mặc dù có rất ít phần trăm xảy ra. Trước khi tiến hành ghép thủy tinh thể nhân tạo, bác sĩ sẽ luôn trao đổi với người bệnh và người nhà bệnh nhân về rủi ro khi phẫu thuật, cụ thể là:
Mờ mắt: Tầm nhìn của người bệnh có thể bị mờ hoặc kém sắc nét hơn. Tuy nhiên đây không phải rủi ro quá nghiêm trọng, chỉ là phản ứng tự nhiên của mắt và sẽ biến mất sau đó vài ngày hoặc có thể lâu hơn tùy trường hợp cụ thể.
Đau, sưng đỏ mắt: Đây là tình trạng khá phổ biến sau khi tiến hành phẫu thuật đục thủy tinh thể. Tuy nhiên, hiện tượng này chỉ khiến người bệnh cảm thấy khó chịu trong thời gian đầu vì chúng sẽ biến mất khi vết thương ở mắt lành hẳn nên bạn không cần quá lo lắng.
Xuất huyết tiền phòng: Thường xảy ra với thủy tinh thể nhân tạo có kích thước mống mắt và các bộ phận khác trong mắt.
Đục bao sau: Hay còn được gọi là đục thủy tinh thể thứ phát, thường xuất hiện sau nhiều tháng hoặc nhiều năm ghép thủy tinh thể nhân tạo. Đây là hiện tượng khá bình thường và được điều trị đơn giản bằng tia laser tại bệnh viện, cơ sở y tế.
Biến chứng khác: Bao gồm việc nứt vết thương kèm theo hạ huyết áp hành tủy, biểu mô phát triển vào khe hở của vết thương, phản ứng củng mạc dị ứng với thuốc nhỏ mắt.
Tuy rằng biến chứng, rủi ro khi phẫu thuật ghép thủy tinh thể nhân tạo không nhiều và tỷ lệ xảy ra cũng rất thấp nhưng người bệnh vẫn nên chuẩn bị tâm lý, cân nhắc kỹ trước khi tiến hành. Nếu nhận thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào trong quá trình hồi phục hậu phẫu thuật ghép thủy tinh thể nhân tạo, bạn cần nhanh chóng liên hệ với bác sĩ thực hiện để được kiểm tra, xử lý kịp thời.
Thủy tinh thể nhân tạo là sáng kiến tuyệt vời trong y học, đem lại ánh sáng cho nhiều bệnh nhân. Nếu bạn hoặc người thân được chỉ định ghép thủy tinh thể nhân tạo, hãy giữ tâm trạng ổn định và hỏi ý kiến bác sĩ về những việc nên, không nên làm trước, trong và sau khi phẫu thuật để ngăn ngừa nguy cơ rủi ro không mong muốn.
Xem thêm: Thủy tinh thể đơn tiêu cự và thủy tinh thể nhân tạo đa tiêu cự
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.